Điểm tin cuối ngày 19-2: Cư dân tại TP.HCM ra đường vì chủ đầu tư “hại”, không...

Điểm tin cuối ngày 19-2: Cư dân tại TP.HCM ra đường vì chủ đầu tư “hại”, không...

Cư dân tại TP.HCM ra đường vì chủ đầu tư “hại”, không báo cáo tác động môi trường sẽ bị phạt tại Đà Nẵng…là những nội dung chính trong điểm tin cuối ngày 19-2 trên News Mogi.

Cư dân tại TP.HCM ra đường vì chủ đầu tư “hại”. Theo đó, người lỡ mua dự án căn hộ Khang Gia Tân Hương (quận Tân Phú, TP.HCM) đang rơi vào cảnh “dở khóc dở cười”, khi họ có khả năng phải ra đường, do chủ đầu tư xây dựng trái phép.

Cụ thể, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM Trần Trọng Tuấn đã có chỉ đạo về việc xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng và quản lý, sử dụng chung cư Khang Gia.

Theo đó, ông Trần Trọng Tuấn đề nghị UBND quận Tân Phú chủ trì, phối hợp với Thanh tra Sở Xây dựng mời chủ đầu tư làm việc, chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và khắc phục ngay các vi phạm sau khi vi phạm trong bộ luật địa ốc về xây dựng dự án.

Đặc biệt, chủ đầu tư phải cam kết thời gian di dời, tạm cư cho khách hàng đã mua 71 căn hộ xây dựng sai phép, tính chi phí hỗ trợ trong thời gian tạm cư theo quy định.

Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về việc lập phương án tháo dỡ và thuê đơn vị chuyên môn thẩm định phương án cưỡng chế tháo dỡ, chịu toàn bộ chi phí cưỡng chế.

Về phía Ban quản trị (BQT) chung cư Khang Gia, ông Tuấn yêu cầu tiếp tục làm việc với chủ đầu tư để nhận bàn giao kinh phí bảo trì (2%) và hồ sơ quản lý vận hành nhà chung cư. Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện, BQT đề nghị UBND quận Tân Phú xử lý theo quy định, hướng dẫn tại Điểm c, Khoản 3, Điều 5, Thông tư 02/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng.

Điều đáng nói ở đây, chỉ khổ cho những cư dân nuôi mộng mua nhà chung cư tại TP.HCM phải đối mặt với viễn cảnh phải “ra đường”.

Các đại gia đổ bộ vào dự án bất động sản nghỉ dưỡng ven miền Trung năm 2019. Theo đó, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã trao Quyết định cho Cty CP Toàn cầu TMS đầu tư cho Dự án TMS Quảng Bình Resort tại xã Trung Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) với tổng vốn đăng ký đầu tư 4.882 tỷ đồng;

Tỉnh này cũng đã trao Quyết định chủ trương đầu tư cho Cty CP Tập đoàn FLC, trong đó dự án Khu biệt thự nghỉ dưỡng FLC Hải Ninh 2 (tại xã Hải Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình) với tổng vốn đăng ký đầu tư 1.535 tỷ đồng; dự án Công viên mạo hiểm FLC Faros Quảng Bình tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh và xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) với tổng vốn đăng ký đầu tư 701,8 tỷ đồng; dự án Đầu tư xây dựng công trình Club House (tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh) với tổng vốn đăng ký đầu tư 294,25 tỷ đồng; dự án Công viên động vật hoang dã FLC Quảng Bình (tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh) với tổng vốn đăng ký đầu tư 302,4 tỷ đồng.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị cũng đã trao Quyết định chủ trương đầu tư cho Cty CP Tập đoàn AE đầu tư cho Khu đô thị sinh thái biển Ae Resort – Cửa Tùng, Quảng Trị tại xã Vĩnh Thạch và thị trấn Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) với tổng vốn đăng ký đầu tư 492,6 tỷ đồng.

Phía TP Đà Nẵng cũng đã trao Quyết định chủ trương đầu tư cho Cty TNHH Đầu tư SUN FRONTIER đầu tư cho dự án Tháp ven sông dọc bờ Tây sông Hàn tại phường Bình Thuận (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) với tổng vốn đăng ký đầu tư 1.280 tỷ đồng.

Các dự án được trao quyết định chủ trương đầu tư các dự án nghỉ dưỡng tại tỉnh Quảng Nam gồm: Cty CP Khu du lịch sinh thái Hang Gợp nhận Quyết định chủ trương đầu tư cho Khu Du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang (tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) với tổng vốn đăng ký đầu tư 400,88 tỷ đồng; Cty CP Tập đoàn T&T nhận Quyết định chủ trương đầu tư cho Công viên nông nghiệp công nghệ cao Điện Hòa (tại xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) với tổng vốn đăng ký đầu tư 2.103,3 tỷ đồng.

Tỉnh Bình Định đã trao Quyết định chủ trương đầu cho Cty TNHH Greenhill Village đầu tư Khu du lịch nghỉ dưỡng Greenhill Village Quy Nhơn tại phường Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) với tổng vốn đăng ký đầu tư 230 tỷ đồng; Cty CP Du lịch biển MAIA Quy Nhơn nhận Quyết định chủ trương đầu tư cho MAIA Quy Nhơn Beach Resort tại Khu kinh tế Nhơn Hội (tỉnh Bình Định) với tổng vốn đăng ký đầu tư 1.158,5 tỷ đồng; Cty CP Thị Nại ECOBAY nhận Quyết định chủ trương đầu tư cho Khu du lịch sinh thái Đầm Thị Nại (THI NAI ECOBAY) tại phường Đống Đa và phường Nhơn Bình (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), với tổng vốn đăng ký đầu tư 4.105,5 tỷ đồng;

Còn tại các dự án nghỉ dưỡng Ninh Thuận, Cty CP Đầu tư quốc tế Dubai nhận Quyết định chủ trương đầu tư cho Dự án Tổ hợp khách sạn, khu thương mại, căn hộ du lịch Dubai Tower (tại phường Mỹ Hải, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) với tổng vốn đăng ký đầu tư 3.009 tỷ đồng. Ngoài ra còn nhiều quyết định trao dự án tại Thừa Thiên Huế…với tổng vốn đầu tư tất cả cho 19 dự án là 36.100 tỉ đồng.

Mở rộng quy hoạch tại Hạ Long (Quảng Ninh). Ngày 18-2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh họp, thảo luận và đã thống nhất tinh thần chỉ đạo điều chỉnh quy hoạch xây dựng TP Hạ Long và quy hoạch khai khoáng mỏ nhỏ ở địa phương. Ông Nguyễn Văn Đọc – Bí thư Tỉnh ủy chủ trì cuộc họp.

Việc điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Hạ Long đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, đồ án đưa ra phạm vi nghiên cứu trực tiếp trong ranh giới hành chính địa phương với diện tích 277,53km2. Phạm vi nghiên cứu gián tiếp gồm các khu vực lân cận là 4 xã phía Nam huyện Hoành Bồ; 2 phường xã, thuộc thị xã Quảng Yên.

Mục tiêu của quy hoạch là nâng cao quy mô, vị thế TP Hạ Long đô thị trung tâm của tỉnh Quảng Ninh phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế và khu vực. TP Hạ Long phát triển theo hướng thân thiện bền vững với môi trường cụ thể: Tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Một đô thị du lịch phong cảnh biển kết hợp với du lịch tâm linh và khai thác giá trị di sản thiên nhiên, thành phố phát triển dịch vụ du lịch kiểu mẫu, tiếp thu nền văn minh thế giới hài hòa với nét đẹp văn hóa dân tộc.

Dự án tại Đà Nẵng.
Rà soát xử lý nghiêm dư án chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Đà Nẵng. Ảnh minh họa.

Rà soát xử lý nghiêm dư án chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Đà Nẵng. Các dự án chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ không được thẩm định thiết kế xây dựng, không cấp mới hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng và không tham mưu cấp Quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo đúng quy định tại điểm a, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 25 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014.

Đối với các dự án đang triển khai thi công xây dựng trên địa bàn nhưng chưa lập ĐTM, UBND TP Đà Nẵng giao Sở TN-MT tiến hành kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; đôn đốc chủ dự án thực hiện và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận theo quy định.

Đồng thời giao UBND các quận, huyện rà soát, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đối với các dự án thuộc thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền kịp thời báo cáo UBND TP (thông qua Sở TN-MT) để xử lý theo quy định.

UBND các phường, xã cũng được giao nhiệm vụ kịp thời phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo UBND quận, huyện.

Ngoài ra, để hiểu thêm về quy hoạch giá đất, điều chỉnh lại giá đất tại Đà Nẵng, quý độc giả có thể tìm hiểu thêm tại nội dung sau đây.

Cao Chí (tổng hợp)

Xem thêm

  • Điểm tin sáng 19-2: Đề nghị thu hồi dự án nhà ở xã hội, Phó Thủ tướng chỉ đạo giải quyết đất không qua đấu giá
  • Điểm tin cuối ngày 18-2: Thời tiết tốt, chung cư Hà Nội vẫn ngập nước, TP.HCM tìm nhà đầu tư cho “đất vàng”