Đến muộn phỏng vấn - Xử lý thế nào cho khéo?

Đến muộn phỏng vấn - Xử lý thế nào cho khéo?


Đến phỏng vấn muộn sẽ thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp và có thể bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp. Tuy nhiên, vì những lý do nào đó bạn khó có thể kiểm soát thời gian theo ý mình nên buộc phải để tình huống xấu diễn ra. Dẫu vậy, bạn cũng không nên quá lo lắng bởi nếu biết cách xử lý kheo léo thì cơ hội có được việc làm ưng ý của bạn sẽ không bị tuột mất. Một số người có thể lựa chọn xin đổi lịch phỏng vấn sao cho lịch sự nhất sang một ngày khác để tránh đến muộn vì bận việc nhưng bạn cũng có thể áp dụng theo cách giải quyết sau đây.

den muon phong van, xu ly the nao cho kheo

Xử lý như thế nào khi bạn đến phỏng vấn muộn?

 

Cách xử lý thông minh khi đến muộn phỏng vấn

1. Gọi điện thông báo

Ngay khi bạn biết là mình sẽ đến phỏng vấn trễ, hãy gọi điện thông báo cho người phỏng vấn bạn sớm nhất có thể. Nếu bạn không có số điện thoại hay thông tin của người phỏng vấn thì hãy gọi cho bất kỳ người nào trong công ty họ để thông báo. Bạn có thể lên trang web, trang mạng xã hội của công ty hay lục lại tin tuyển dụng của họ xem có thông tin liên hệ nào không và hy vọng là người tiếp nhận cuộc gọi của bạn sẽ chuyển thông tin của bạn đến bộ phận phỏng vấn bạn. Nếu không gọi được bạn cũng nên email hoặc gửi tin nhắn trên điện thoại để thông báo.

Bạn có thể tham khảo câu trả lời sau:
“Xin chào, tôi là Nguyễn Văn A, tôi có cuộc phỏng vấn vị trí nhân viên kinh doanh vào lúc 2h chiều nay. Tôi e là mình sẽ đến trễ nên tôi thông báo để anh/chị biết được sự cố này. Xin lỗi anh/chị rất nhiều. Tôi sẽ có mặt sớm nhất có thể.”

Tất nhiên là cũng sẽ có những tình huống mà bạn không thể thông báo cho nhà tuyển dụng, ví dụ như bạn bị tai nạn trên đường. Bạn sẽ không lường trước vấn đề này và không gọi ngay cho nhà tuyển dụng được. Việc này có thể vẫn tạm chấp nhận được nhưng nhìn chung là bạn vẫn nên thông báo cho nhà tuyển dụng ngay khi có thể.

2. Xin lỗi

Phải chờ đợi một ai đó quá lâu có lẽ đã khiến rất nhiều người bực bội rồi nhưng người đó còn không có một lời xin lỗi thì chắc chắn sẽ là “tận cùng của bực bội”. Với các nhà tuyển dụng cũng vậy, họ đã giành ra một chút thời gian trong ngày làm việc bận rộn của họ để gặp gỡ bạn và hy vọng rằng bạn sẽ trở thành những đồng nghiệp với họ. Vì thế, ngay cả khi bạn chỉ đến trễ 10 phút thì điều tối thiểu bạn cần làm đó là xin lỗi họ một cách chân thành nhất vì bạn đã gây phiền rối cho họ.

3. Trình bày một lý do hợp lý

Nhiều nhà tuyển dụng có lẽ sẽ không hỏi bạn lý do bạn đến muộn nhưng dù sao thì bạn cũng nên đưa ra một lý do hợp lý kèm theo lời xin lỗi chân thành. Những lý do như: “Tôi xin lỗi, tôi ngủ quên”, “tôi bị tắc đường”, “tôi quên mất hôm nay có phỏng vấn”,... chắc chắn sẽ không phải là một lý do hợp lý và nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đánh giá bạn là người thiếu chuyên nghiệp, bạn không chuẩn bị kỹ lưỡng cho phỏng vấn, bạn cẩu thả,... Thay vào đó, hãy nói những lý do mà bạn không thể tránh được như xe bị hỏng, gia đình có việc gấp,...

4. Đưa ra thời gian mà bạn có thể tham dự phỏng vấn

Bạn không nên chỉ thông báo suông mà hãy cố gắng đưa ra một thời gian mà bạn dự kiến là sẽ tham gia được buổi phỏng vấn. Không cần phải chính xác lắm, bạn có thể ước tính lượng thời gian, cộng thêm vào đó khoảng 5-10 phút và thông báo cho nhà tuyển dụng. Ví dụ: “Tôi sẽ cố gắng đến sớm trong khoảng 30 phút nữa”.

Trong trường hợp bạn không thể tham dự phỏng vấn trong ngày hôm đó, hãy chủ động tính toán và hẹn lại lịch phỏng vấn sang một ngày khác. Việc hẹn lại lịch là rất quan trọng bởi vì bạn đang thông báo cho nhà tuyển dụng biết được vấn đề của bạn để họ sẽ xem xét và chờ đợi bạn.

den muon phong van, xu ly the nao cho kheo
Những cách giải quyết khéo léo khi đến phỏng vấn muộn

5. Bình tĩnh tham gia phỏng vấn

Nếu bạn vẫn kịp đến để phỏng vấn trong ngày, hãy gạt bỏ ngay suy nghĩ: “Ôi, mình đến muộn quá, không thể lãng phí thêm chút thời gian nào nữa” trong đầu. Thay vào đó, hãy cố gắng giữ bình tĩnh và dành 2-3 phút để trấn an bản thân, chuẩn bị để phỏng vấn được thuận lợi bằng cách hít thở thật sâu và ngẫm nghĩ lại tất cả những gì mà bạn muốn nói trong buổi phỏng vấn. Hãy nhớ rằng bước vào phỏng vấn với sự hớt hải, mệt mỏi và bối rối sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

6. Tiếp tục xin lỗi

Xin lỗi qua điện thoại hay tin nhắn không thôi chưa đủ, hãy tiếp tục xin lỗi người phỏng vấn bạn khi gặp họ trực tiếp. Bạn có thể nói những câu đơn giản như: “Tôi xin lỗi vì đã để anh/chị đợi lâu”, tránh đề cập lại lý do bạn đến trễ, tránh lan man dài dòng. Sau đó, nếu có thể hãy đề nghị người phỏng vấn làm việc luôn.

Với các bí kíp xử lý khi trễ phỏng vấn được gợi ý trong bài viết trên, chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc khi phỏng vấn xin việc. Đặc biệt, bạn cũng nên biết những cách trấn an tinh thần, vượt qua nỗi sợ khi phỏng vấn xin việc để có thể trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng một cách tự tin nhất cũng như lấy lại thiện cảm và ấn tượng tốt trong mắt người phỏng vấn.