Đất Trồng Lúa Và Những Thông Tin Mà Bạn Nên Biết

Đất Trồng Lúa Và Những Thông Tin Mà Bạn Nên Biết

Đất trồng lúa là đất gì ?

Đất trồng lúa là loại đất rất thích hợp cho việc trồng cũng như sản xuất các loại cây lúa nước. Đất trồng lúa được gồm 2 hình thái khác nhau: 

  • Đất chuyên trồng lúa nước: Loại đất này dùng để trồng được từ hai vụ mùa lúa nước trong một năm được quy định theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.
  • Đất trồng lúa khác: là đất dùng để trồng những loại cây lúa khác và được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.
     
    Đất trồng lúa
    Đất trồng lúa là gì?

Những điều kiện đổi mục đích sử dụng đất đối với đất trồng lúa

Điều kiện đất trồng lúa được quy định trong Luật đất đai năm 2013 như sau:

Điều 4. Chuyển đổi cơ cấu về cây trồng trên đất trồng lúa

Các điều kiện chuyển từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm và trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản:

  • Không làm mất đi các điều kiện thích hợp để trồng lúa trở lại: Không làm biến dạng mặt bằng đất, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa, không làm hư hỏng các công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ công việc trồng lúa.
  • Phù hợp với những kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hay từ trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của các cấp xã.
  • Trường hợp khác như trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản thì cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất cho nuôi trồng thủy sản, nhưng vẫn phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa.
  • Người sử dụng đất có đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa với Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ xem xét sự phù hợp với các điều kiện được quy định tại Khoản 1.
  • Đất trồng lúa được chuyển đổi cơ cấu cây trồng có thể đáp ứng các quy định tại Khoản 1, Khoản 2.  Điều này vẫn được coi là đất trồng lúa, trừ diện tích đất trồng lúa hoàn toàn được chuyển đổi sang trồng cây hàng năm hoặc nuôi trồng thủy sản.
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể về điều này.

>>> Xem thêm: Cải tạo đất nông nghiệp và 3 điều bạn nên biết!

Đất trồng lúa
Điều kiện đất trồng lúa được quy định trong Luật đất đai năm 2013

Thủ tục chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây hàng năm

Căn cứ khoản 3 Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ-CP, thủ tục chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây khác được thực hiện như sau:

Bước 1: Gửi bản hồ sơ đăng ký liên quan đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng khác trên đất trồng lúa.

Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, hay các tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây hàng năm phải gửi một bản đăng ký đến ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết yêu cầu theo quy định hợp pháp.

Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng không đủ điều kiện hợp lệ, thì trong thời gian 3 ngày làm việc, ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất phải hướng dẫn chỉ đạo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, điều chỉnh bản đăng ký theo đúng quy định.

Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phù hợp với kế hoạch thì trong thời gian 5 ngày làm việc, ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn sẽ có ý kiến xác nhận “Đồng ý cho chuyển đổi” và đóng dấu vào bản đăng ký, vào sổ theo dõi, gửi lại cho người sử dụng đất.

Đất trồng lúa
Thủ tục chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây hàng năm có những gì?

Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm bao nhiêu tiền

Tùy vào những điều kiện cụ thể tại địa phương, ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định xem mức nộp cụ thể nhưng không thấp hơn quá 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải chuyển sang đất phi nông nghiệp và nhân với giá của loại đất trồng lúa tính theo bảng giá của đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất.

>>> Xem thêm: Đất trồng cây – Đầu tư sao cho không tiền mất tật mang?

Xử phạt hành vi sử dụng đất trồng lúa vào sai mục đích

Về trình tự, thủ tục thu hồi đất trồng lúa nếu đất sử dụng không đúng mục đích được quy định tại Điều 66 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

  • Bước 1: Lập biên bản về những hành vi vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đất trồng lúa.
  • Bước 2: Thẩm tra, xác minh đất vi phạm như thế nào.
  • Bước 3: Thông báo quyết định thu hồi đất.
  • Bước 4: Tiến hành thực hiện thu hồi đất.
  • Bước 5: Cưỡng chế thu hồi đất (nếu có sự cản trở).
  • Bước 6: Cập nhật các thông tin địa chính, thu hồi sổ đỏ.
Đất trồng lúa
Mức xử phạt hành vi sử dụng đất trồng lúa vào sai mục đích

Hành vi sử dụng đất trồng lúa sai mục đích là hành vi như thế nào?

Sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích là hành vi sử dụng đất của người có quyền sử dụng đất trái với mục đích sử dụng đất đã được ghi trong giấy chứng nhận hoặc quyết định chuyển giao, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hành vi sử dụng đất sai mục đích là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Đất đai 2013.

Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng đất trồng lúa vào sai mục đích

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì hành vi sử dụng đất trồng lúa sai mục đích không được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai 2013 sẽ bị xử lý theo mức độ như sau:

Khoản 7 Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP thì hình thức và mức xử phạt bao gồm như sau:

  • Phạt tiền từ 03-05 triệu đồng nếu như diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta.
  • Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng nếu như diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta.
  • Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng nếu như diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta.
  • Phạt tiền từ 20-50 triệu đồng nếu như diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình thức cũng như mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 03-05 triệu đồng nếu như diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,1 héc ta.
  • Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta.
  • Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta.
  • Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta.
  • Phạt tiền từ 30-70 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 03-05 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta.
  • Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta.
  • Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta.
  • Phạt tiền từ 15-30 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta.
  • Phạt tiền từ 30-50 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta.
  • Phạt tiền từ 50-80 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta.
  • Phạt tiền từ 80-120 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta.
  • Phạt tiền từ 120-250 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
     
    Đất trồng lúa
    Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng đất trồng lúa vào sai mục đích

Các giải pháp khắc phục hậu quả

  • Buộc phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp vi phạm, trừ trường hợp buộc đăng ký đất đai theo quy định Nhà nước.
  • Buộc phải đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được chứng nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm đang được sử dụng tạm thời cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
  • Buộc phải nộp lại số tiền lời bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Đất trồng lúa
Giải pháp khắc phục hậu quả

Trên đây là một số thông tin về đất trồng lúaMua bán muốn chia sẻ với bạn. Tham khảo thêm thông tin tại Mua Bán Nhà Đất để cập nhật về thị trường nhà đất tại TP. HCM và Hà Nội mới nhất bạn nhé.

>>> Xem thêm:

  • Thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm mới nhất hiện nay
  • Đất phi nông nghiệp là gì? Có được xây nhà không?
  • Góc nhà nông : Bí quyết chọn đất trồng cây để sinh trưởng tốt nhất