Công chứng sơ yếu lý lịch cần những gì? Xác nhận sơ yếu lý lịch ở đâu?

Công chứng sơ yếu lý lịch cần những gì? Xác nhận sơ yếu lý lịch ở đâu?

RaoXYZ đã cùng bạn hoàn thiện sơ yếu lý lịch trong bài viết “Viết sơ yếu lý lịch như thế nào“. Sau công đoạn này, bạn cần đi công chứng sơ yếu lý lịch để nó trở thành giấy tờ có giá trị pháp lý. Sau đây là tất cả những gì bạn cần biết khi đi công chứng tại các Uỷ Ban Nhân Dân.

1. Công chứng sơ yếu lý lịch cần những gì

1.1  Sơ yếu lý lịch có cần công chứng không?

Sơ yếu lý lịch có cần công chứng không là câu hỏi thường xuyên được đưa ra trong những buổi tư vấn nghề nghiệp. Trước hết, bạn cần biết rằng văn bản được công chứng để tăng sức thuyết phục cũng như chứng minh sự chính xác của thông tin. Đặc biệt, những nội dung liên quan đến hộ tịch, nhân thân… thì việc chứng thực là điều cần thiết phải làm. Phần lớn các công ty cũng chỉ chấp nhận hồ sơ xin việc có SYLL được công chứng.

Công chứng sơ yếu lý lịch

1.2. Xác nhận sơ yếu lý lịch cần những gì?

Khi đi công chứng sơ yếu lý lịch bạn cần đem các giấy tờ sau:

– Sơ yếu lý lịch

– Sổ hộ khẩu (Bản Chính)

– Chứng minh thư nhân dân

– Giấy khai sinh

1.3.  Công chứng sơ yếu lý lịch ở đâu?

Hiện nay, nhiều người có sự nhầm lẫn về việc công chứng sơ yếu lý lịch với chứng thực sơ yếu lý lịch.

– “Công chứng sơ yếu lý lịch”  là việc xin xác nhận các thông tin có trong sơ yếu lý lịch. Bạn sẽ mang sơ yếu lý lịch của mình tới UBND xã/ phường nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú, tại phòng tư pháp của UBND xã/ phường. Cán bộ tư pháp sẽ đóng dấu xác nhận rằng thông tin bạn khai trong sơ yếu lý lịch là đúng, đóng dấu giáp lai vào ảnh và giáp lai giữa hai trang giấy.

Như vậy, việc xác nhận sơ yếu lý lịch của UBND xã/ phường nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú mới có giá trị pháp lý.

– Chứng thực sơ yếu lý lịch là việc xin xác nhận chữ kí của người khai và kí vào sơ yếu lý lịch này. Bạn mang sơ yếu lý lịch tới cơ quan công chứng hoặc tổ chức hành nghề công chứng. Thì tại các cơ quan này họ có thẩm quyền chứng thực chữ ký của người yêu cầu chứng thực chứ không có thẩm quyền chứng thực toàn bộ nội dung của bản sơ yếu lý lịch. Vì vậy, nếu bạn làm chứng thực ở văn phòng công chứng, UBND xã/phường nơi bạn không đăng kí hộ khẩu thường trú ở đó thì thông tin trong hồ sơ đó không được xác minh. Để chứng thực sơ yếu lý lịch bạn có thể:

  1. Ra UBND phường, xã nơi có hộ khẩu thường trú để xác nhận
  2. Ra bất kỳ UBND phường, xã hoặc Phòng Tư pháp nào để xác nhận
  3. Ra bất kỳ Văn phòng công chứng nào để xác nhận

*Lưu ý:

Đa phần hồ sơ xin việc chỉ chấp nhận SYLL được công chứng (nghĩa là được xác nhận ở UBND xã/phường nơi bạn đăng kí hộ khẩu thường trú). Vì thế hãy tìm hiểu kĩ xem nơi bạn ứng tuyển yêu cầu công chứng hay chỉ chứng thực SYLL để hoàn tất hồ sơ nhanh chóng nhất.

Công chứng bản sao và dấu giáp lai

1.4.  Công chứng sơ yếu lý lịch như thế nào?

Hiện nay, quy trình tiếp nhận, kiểm tra xử lý và chứng thực sơ yếu lý lịch đã rất tinh giản và nhanh gọn. Nếu đầy đủ giấy tờ thì có thể nhận ngay trong ngày. Dưới đây là các bước xác nhận sơ yếu lý lịch tại UBND cấp xã/phường – bộ phần 1 cửa.

Bước 1. Cá nhân chuẩn bị bộ sơ yếu lý lịch theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Cá nhận tự kê khai, nhận bản sơ yếu lý lịch tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.

* Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ

+ Nếu hợp lệ thì giải quyết việc xác nhận sẽ được tiến hành luôn trong ngày; và không quá 2 ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ

+ Nếu không hợp lệ thì hướng dẫn trực tiếp để cá nhân hoàn thiện sơ yếu lý lịch theo quy định.

Bước 3. Nộp lệ phí, nhận kết quả xác nhận sơ yếu lý lịch tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.

*Lưu ý:

+ Trong trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy uỷ quyền (theo mẫu quy định) và chứng minh thư của người uỷ được quyền.

+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Trong giờ làm việc hành chính từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ, tết nghỉ).

công chứng bản sao hộ khẩu và bằng tốt nghiệp

2.  Sơ yếu lý lịch công chứng có thời hạn bao lâu?

Theo nghị định 23/2015/NĐ-CP của nhà nước Việt Nam: “Tất cả các bản sao được chứng thực từ bản gốc có giá trị giống như bản gốc trong các giao dịch. Pháp luật hiện hành không có bất kỳ quy định nào về thời hạn sử dụng các bản sao y này nên được hiểu là vô hạn”

Một số tổ chức gây khó dễ cho người tìm việc khi không chấp nhận SYLL đã công chứng quá 6 tháng. Việc không tiếp nhận bản sao có thời hạn quá 6 tháng của một số cơ quan là việc làm trái pháp luật, hay còn gọi là “lệ làng”. Việc này sẽ gây không ít khó khăn, làm mất thời gian, công việc của công dân khi tiến hành các công việc phải nộp hồ sơ, tài liệu, văn bằng chứng thực.

3. Lệ phí công chứng sơ yếu lý lịch

Thông tư 226/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định cụ thể về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực. Theo đó, phí chứng thực chữ ký là 10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản.

Theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì lệ phí công chứng là 2.000đ/1 bản.

4. Ai có thẩm quyền xác nhận sơ yếu lý lịch?

Chủ tịch/phó chủ tịch UBND cấp xã ký xác nhận, đóng dấu, viết biên lai thu tiền lệ phí.

Trên đây là hướng dẫn của RaoXYZ nhằm giúp các bạn tìm việc và thực hiện các thủ tục liên quan nhanh chóng nhất. Bên cạnh sơ yếu lý lịch, các bạn có thể xem thêm các mẫu CV xin việc thịnh hành nhất nhằm khiến hồ sơ chuyên nghiệp hơn.