Có nên hẹn hò với đồng nghiệp? - HR Insider VietnamWorks

Có nên hẹn hò với đồng nghiệp? - HR Insider VietnamWorks

Tình yêu có lúc đơn giản nhưng cũng có lúc vô cùng phức tạp. Kết hợp tình yêu và công việc thì lại còn phức tạp hơn thế nữa, vì điều đó liên quan đến đồng nghiệp, sếp và sự nghiệp của bạn.

Trên thực tế, khi nói đến tình yêu chốn công sở, hầu hết các chuyên gia hẹn hò đều khẳng định rõ lời khuyên của họ là: Đừng làm điều đó. Nhưng tất nhiên, mọi người luôn phớt lờ những lời khuyên về mối quan hệ tình cảm.

Vì vậy, nếu bạn để mắt đến một đồng nghiệp, ít nhất hãy có một kế hoạch về cách bạn sẽ điều hướng mối quan hệ đó như thế nào. Dù bạn có đang bay bổng với những suy nghĩ trong tình yêu, thì điều quan trọng là vẫn phải lưu tâm đến những thiệt hại có thể xảy ra đối với công việc của bạn, cấp trên của bạn, đồng nghiệp của bạn và mối quan tâm tình yêu của bạn.

Xác định văn hóa công ty

Nhiều công ty có các quy tắc riêng (hoặc quy tắc ngầm) về các mối quan hệ tại nơi làm việc, vì vậy điều quan trọng là phải tìm hiểu kỹ văn hóa công ty. Các công ty quan tâm đến việc hẹn hò giữa các nhân viên không chỉ vì lý do văn hóa công ty, mà vì họ cần phải đề phòng những hành vi như quấy rối tình dục, phân biệt đối xử, trả đũa và lạm dụng quyền lực.

Một số công ty cấm hoàn toàn việc hẹn hò giữa các nhân viên hoặc giữa nhân viên với cấp trên. Một số công ty khác bắt buộc các mối quan hệ phải được tiết lộ cho bộ phận nhân sự. Tình yêu công sở của bạn có thể phụ thuộc vào các quy tắc và văn hóa công ty.

Suy nghĩ về tình huống xấu nhất

Chúng ta đều không thích khi nói kế hoạch cho điều tồi tệ, nhưng hãy lập kế hoạch cho điều tình huống xấu nhất. Điều này rất quan trọng vì cả hai bên sẽ chấp nhận rủi ro gì khi quyết định “tham gia” vào mối quan hệ này.

Điều gì sẽ xảy ra nếu người yêu của bạn chia tay bạn và bắt đầu hẹn hò với người bạn thân nhất của bạn ở công ty? Điều gì sẽ xảy ra nếu đồng nghiệp của bạn phàn nàn với bộ phận nhân sự rằng điều đó ảnh hưởng đến khả năng làm việc hoặc thăng tiến của họ? Điều gì sẽ xảy ra nếu một hoặc cả hai bạn phải rời bỏ công việc?

Chuyện tình cảm giữa hai người sẽ không chỉ ảnh hưởng đến hai người – nó sẽ liên quan đến mọi người xung quanh bạn và cả cấp trên của bạn. Vì vậy, cần dự đoán trước những gì bạn sẽ đối mặt khi đi đến mối quan hệ này.

Nếu mọi thứ không như ý, hãy chuyên nghiệp!

Thực ra, cần phải có sự chuyên nghiệp ở tất cả các khâu. Nhưng điều đặc biệt quan trọng cần nhớ là hậu chia tay.
Bạn không muốn quấy rối, phân biệt đối xử hoặc trả đũa. Điều đó có nghĩa là bạn không nên tìm kiếm và tránh xa người yêu cũ. Ngoài ra, hãy nhớ rằng chuyện riêng của bạn không bao giờ được ảnh hưởng đến những người khác tại nơi làm việc.

Vì vậy, hãy quay trở lại mức độ thân thiết mà bạn đã có với người yêu cũ như trước kia. Hãy tập trung vào công việc và đừng để những bực bội, buồn bã hay tức giận len lỏi vào những cuộc hội thoại tại nơi làm việc của bạn. Nếu điều đó không thể thực hiện được, hãy yêu cầu chuyển công tác hoặc thay đổi lịch trình. Nếu điều đó vẫn không giải quyết được vấn đề, có lẽ đã đến lúc vạch ra một con đường mới mà bạn không gặp phải người yêu cũ mỗi ngày.

 

>>Xem thêm: Cảm nắng đồng nghiệp: có bắt buộc phải tránh?

 

— HR Insider —
RaoXYZ 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam