Bí quyết lựa chọn Job Offer siêu “fit” - siêu “ngon” - TopCV Blog

Bí quyết lựa chọn Job Offer siêu “fit” - siêu “ngon” - TopCV Blog

Bạn đã trau chuốt CV và thư xin việc của mình, bạn tỏa sáng trong các cuộc phỏng vấn, bạn luôn lạc quan và lạc quan khi chờ đợi kết quả. Cuối cùng – một lời mời làm việc! Và tiếp tục, một lời mời làm việc khác. Tiến thoái lưỡng nan, giờ thì sao?

Mặc dù đây có thể là viễn cảnh bạn hằng mong ước nhưng nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm tìm việc và phân tích những lựa chọn, thì đây có thể là vấn đề gây đau đầu đáng kể. Không có nơi làm việc tốt nhất, chỉ có nơi làm việc phù hợp với bạn nhất. Cùng RaoXYZ đi tìm lời giải và lựa chọn công việc dành riêng cho bạn nhé!

Job Offer hay thư mời làm việc là một lời mời nhà tuyển dụng gửi đến một hoặc vài ứng viên tiềm năng nhất để đảm nhận vị trí mà doanh nghiệp đang tìm kiếm. Để nhận được Offer này thông thường các ứng viên đã trải qua các vòng CV, phỏng vấn, bài kiểm tra năng lực,… Dù vậy, cũng có trường hợp ứng viên nhận được lời mời mà không cần trải qua quá trình phỏng vấn, tuyển dụng trực tiếp. Đây là những ứng viên có kinh nghiệm dày dặn, có thành tích nổi bật mà nhà tuyển dụng biết tới và biết rõ.

Ngoài mô tả công việc đối với vị trí tuyển dụng, trong nội dung của Job Offer thể hiện cụ thể các thông tin về mức lương (Net – Gross, lương cứng – lương KPI,…), chức danh, đãi ngộ, ngày làm việc,… Đồng thời, thư mời làm việc này cũng đính kèm một số quy định của doanh nghiệp, một số thủ tục liên quan về giấy tờ hay hồ sơ,…

Suy xét tất tần tật các lời khuyên sau để tìm được việc làm bạn ưng ý nhất. “Vào việc” thôi!

Hãy chắc chắn rằng bạn đã nhận tất cả các thông tin liên quan từ các công ty. Nếu bạn đang thiếu thông tin hoặc có thắc mắc, hãy cân nhắc đặt câu hỏi hoặc yêu cầu một đề nghị đầy đủ bằng văn bản. Có bộ thông tin đầy đủ nhất có thể cho phép bạn so sánh tất cả các yếu tố một cách đáng tin cậy và đưa ra lựa chọn dễ dàng hơn. Đồng thời tránh trường hợp gặp phải công ty mập mờ, offer một đằng – thực tế một nẻo.

Nếu như bạn chưa tìm được cho mình một sự lựa chọn thật sự ưng ý thì việc hoãn lại lời nhận offer cũng là một cách tốt. Tuy nhiên đừng để nhà tuyển dụng chờ lâu quá nhé. Thông thường, 1 – 3 ngày là thời gian vừa đủ để đưa ra phản hồi nếu bạn cần thời gian để cân nhắc cẩn thận.

Một tình huống khó khăn hơn là khi bạn nhận được lời mời từ một nhà tuyển dụng và bạn tin rằng có một công ty khác sẽ đưa ra một vị trí hấp dẫn hơn. Trong trường hợp này, nếu bạn chưa thể quyết định ngay lập tức, hãy cố gắng trì hoãn câu trả lời và thông báo với công ty kia mốc cụ thể bạn sẽ đưa quyết định cuối cùng.

So sánh mức lương mà mỗi công ty đưa ra có thể cho bạn biết liệu bạn có được trả công bằng cho chuyên môn, kỹ năng và trình độ của mình hay không. Bạn có thể tham khảo mức lương vị trí theo cấp bậc – số năm kinh nghiệm trên thị trường tuyển dụng để đưa ra mức lương hay thu nhập hợp lý với mình nhất. Tham khảo ngay với Phần Báo cáo Mức lương trong Báo cáo thị trường tuyển dụng 2021 và Xu hướng tuyển dụng 2022 từ RaoXYZ. Các số liệu trong phần này được thống kê từ hơn 150.000 tin tuyển dụng được đăng tải trên nền tảng RaoXYZ.

>> Tham khảo ngay Mức lương của tất cả các vị trí và ngành nghề từ báo cáo của RaoXYZ

Ví dụ: nếu bạn có nhiều kinh nghiệm hơn đáng kể so với yêu cầu cho vị trí này, bạn có thể muốn cân nhắc thương lượng để có mức lương cao hơn.

Đừng quên tính cả các mức thưởng cho các kỳ nghỉ lớn như thưởng tháng 13, thưởng kỳ nghỉ Tết,… Mặc dù khó mà có thể liệt kê tất cả các khoản này nhưng hãy cố gắng tính tổng thu nhập mà bạn có thể nhận được trong một năm để có cái nhìn trọn vẹn nhất nhé!

Tâm lý thông thường cho thấy, việc so sánh lương giữa các công ty với nhau chính là điểm khởi đầu dễ dàng nhất cho bạn lựa chọn. Dù vậy, không chỉ tiền bạc mà vẫn còn rất nhiều yếu tố cần bạn xem xét hơn.

Cùng định hướng lại bằng một số câu hỏi:

  • Công việc nào vẫn phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của tôi?
  • Một công việc có nhiều cơ hội phát triển hơn công việc khác không?
  • Công việc nào sẽ thử thách tôi?
  • Công việc nào cho tôi cơ hội học hỏi những kỹ năng mới?
  • Nếu hiện tại 2 vị trí là như nhau, thì công việc nào, môi trường nào sẽ giúp tôi tiến xa hơn trong dài hạn?

Nếu vẫn chưa biết liệu mình có xu hướng tính cách như thế nào, mình phù hợp với công việc nào, bạn có thể kiểm tra thông qua bài test tính cách MBTI, test đa trí thông minh MI từ RaoXYZ

Bên cạnh mức lương thì những phúc lợi, đãi ngộ đi kèm cũng là một yếu tố khá quan trọng trong việc xác nhận có nên chấp nhận Job Offer hay không. Mức lương có thể chưa được như mong đợi, nhưng nếu những phúc lợi đi kèm rất tốt, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc job offer này đấy.

Đặc biệt, hãy nhớ rằng bất cứ công ty nào cũng phải đảm bảo những quyền lợi cơ bản của nhân viên theo quy định xã hội như: đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,… Đừng lựa chọn công ty mà không đóng bảo hiểm cho bạn. Nếu công ty không đáp ứng được quyền lợi tối thiểu, chắc chắn những vấn đề khác cũng sẽ rắc rối đó! Bạn cũng có thể hỏi cụ thể mức đóng bảo hiểm của từng công ty, công ty tốt nhất sẽ đóng full lương cho bạn, trong khi phần lớn các công ty tại thị trường Việt Nam chỉ đóng theo mức vùng. Điều này sẽ ảnh hưởng tới mức lương hưu mà bạn nhận được khi không còn trong độ tuổi lao động.

Một số đãi ngộ khác có thể kể đến như: chế độ nghỉ phép hấp dẫn, thời gian làm việc linh hoạt như cho phép remote 2 ngày trong tháng, được cấp máy tính cá nhân; tiền ăn uống, gửi xe; khám sức khỏe miễn phí 1 năm 1 lần; môi trường công sở có những cơ sở vật chất như phòng gym, hồ bơi,…

Ngoài ra, hãy cân nhắc về địa điểm làm việc của các Offer. Công ty xa nhà khiến bạn mất thêm thời gian mỗi ngày cho việc đi lại, đi làm sớm hơn và về nhà muộn hơn. Đồng thời nếu làm việc tại công ty quá xa trung tâm bạn sẽ bị giới hạn về các hoạt động sau giờ làm, có thể gặp các vấn đề như tắc đường, xe cộ, tốn thêm chi phí đi lại,…

Bạn đã có cơ hội gặp gỡ sếp tương lai của mình, thậm chí có thể là một vài đồng nghiệp. Trong cuộc phỏng vấn hối hả, thật khó để có thể trình bày được những chi tiết nhỏ nhặt về môi trường xung quanh và các tương tác của bạn. Bây giờ là lúc để nhớ lại chúng. Hãy suy nghĩ về những “lá cờ đỏ” có thể xảy ra mà bạn đã nhặt được và viết chúng ra.

Đó có thể là phong cách làm việc của sếp, chuyên môn, quan điểm và triết lý mà sếp bạn theo đuổi trong công việc và cuộc sống. Người quản lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trên con đường sự nghiệp của bạn. Khi so sánh các offer, bạn nên tự đặt ra câu hỏi, liệu người quản lý của bạn có khiến bạn học hỏi được gì từ họ không, và bạn có hoà hợp với họ trong công việc hay không.

Một cuộc bỏ phiếu tại Gallop với hơn một triệu nhân công Mỹ cho thấy rằng, 75% quyết định nghỉ việc vì sếp của họ, chứ không phải lí do là vì vị trí làm việc của mình. “Để có thể đánh giá tốt đâu là một người quản lý tiềm năng, bạn cần phải biết về phong cách quản lý của họ, cách họ ra quyết định, những đặc tính mà họ thích khi bạn gửi báo cáo trực tiếp, và mối quan hệ giữa sếp và nhân viên ra sao trong con mắt của họ”, tác giả báo cáo chia sẻ.

Bên cạnh đó, qua buổi phỏng vấn này bạn đã có thể đánh giá phần nào về không gian làm việc, văn hóa công ty, hay những người có thể trở thành đồng nghiệp của bạn. Ví dụ, bạn có thể nhận thấy rằng môi trường làm việc mang tính cộng tác cao với những người làm việc như một phần của nhóm. Bạn cũng nên hỏi thêm người quản lý hay nhà tuyển dụng về văn hóa công ty. Nếu các giá trị của riêng bạn phù hợp với văn hóa của một công ty hơn các công ty khác, đó có thể là một dấu hiệu bạn nên xem xét nghiêm túc lời đề nghị đó.

Hãy ngồi lại một chút và lắng nghe trực giác của chính mình. Khi bạn đã có đủ thông tin, tìm hiểu kỹ, lựa chọn quyết định đã nằm ở bạn. Bạn hiểu rõ chính mình và sở thích công việc của bạn hơn bất kỳ ai. Nếu bạn bè hoặc gia đình đang thúc giục bạn làm trái ý mình vì một lựa chọn có vẻ uy tín hơn, nhưng bạn biết mình sẽ hạnh phúc hơn với lựa chọn thay thế, hãy tin tưởng vào bản thân. Không phải ai khác mà chính bạn mới là người sẽ phải làm việc ở đó.

Đôi khi, bạn phải chấp nhận rủi ro và lao vào công việc khiến bạn hứng thú. Hãy tin vào lựa chọn của bản thân mình!

Nếu chưa cảm thấy phù hợp với mức lương, đãi ngộ, khối lượng công việc, thời gian làm việc,… hãy mạnh dạn thương lượng và thỏa thuận điều đó. Nhà tuyển dụng muốn tốt cho công ty, bạn muốn tốt cho bản thân. Chính vì thế, sẽ thật tuyệt vời nếu như cả hai tìm thấy điểm giao nhau.

Khi quyết định từ chối 1 job offer, hãy tránh những câu từ mang tính thô lỗ, thiếu tinh tế về tổ chức. Bạn sẽ không bao giờ biết được rằng bạn có quay trở về nơi này hay không. Thế nên hãy cẩn trọng trong từng lời ăn tiếng nói để không tạo ấn tượng xấu trong mắt nhà tuyển dụng.

Đồng thời, bạn cũng không nên làm mất quá nhiều thời gian của đôi bên. Nếu cảm thấy không phù hợp, hãy đưa ra quyết định sớm nhất có thể nhé!

Trên đây là những chia sẻ của RaoXYZ về cách so sánh và lựa chọn Job Offer phù hợp với bạn nhất. Đồng thời, nếu bị từ chối cũng đừng quá buồn bạn nhé. Hãy thử đặt suy nghĩ theo hướng này: việc bạn từ chối lời mời làm việc biết đâu lại giúp bạn có nhiều thời gian để tìm những vị trí, công ty phù hợp hơn.

  • Tham khảo thêm các mẫu CV để tăng 80% cơ hội trúng tuyển tại: https://www.topcv.vn/mau-cv
  • Tìm việc làm chất lượng lương cao tại: Việc làm chất lượng
  • Tải App RaoXYZ để trải nghiệm tìm kiếm và ứng tuyển công việc chỉ với một chạm:
    – iOS: https://apple.co/2TSeTJA
    – Android: http://bit.ly/2FnLblz