Bệnh nghề nghiệp là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh nghề nghiệp

Bệnh nghề nghiệp là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh nghề nghiệp

Bệnh nghề nghiệp là thuật ngữ được sử dụng khá nhiều trong cuộc sống. Vậy bạn đã hiểu bệnh nghề nghiệp là gì chưa? Nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp là gì? Và làm thế nào để hạn chế tình trạng này? Tất cả những thắc mắc này sẽ được RaoXYZ chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.

Bệnh nghề nghiệp là gì?

Bệnh nghề nghiệp là gì?

Bệnh nghề nghiệp là gì?

Bệnh nghề nghiệp là thuật ngữ dùng để chỉ những bệnh phát sinh có tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan tới nghề nghiệp do tác hại kéo dài thường xuyên của điều kiện lao động xấu.

Bệnh nghề nghiệp là cấp tính và nó tiến triển từ từ, có 1 số bệnh có thể chữa khỏi, nhưng cũng có 1 số bệnh có thể để lại di chứng và thậm chí là gây nguy hiểm tới tính mạng người lao động.

👉 Xem thêm: 10 căn bệnh “mãn tính” phổ biến chốn công sở hiện nay

Nguyên nhân chính gây ra bệnh nghề nghiệp

Môi trường làm việc và sức khỏe của người lao động có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu môi trường lao động tốt cũng góp phần cải thiện sức khỏe người lao động, tăng hiệu quả sản xuất. 

VIỆC LÀM CHUYÊN GIA TỔ CHỨC NHÂN SỰ

Ngược lại, nếu môi trường bị ô nhiễm và điều kiện lao động không tốt có thể làm suy giảm sức khỏe người lao động, gây tai nạn, bệnh tật,… từ đó tăng chi phí lao động và giảm năng suất lao động. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh nghề nghiệp:

Do tác nhân vật lý, hóa học

Nguyên nhân chính gây ra bệnh nghề nghiệp

Nguyên nhân chính gây ra bệnh nghề nghiệp

Rối loạn do tác nhân vật lý và hóa học bao gồm các nhân tố cụ thể sau đây:

  • Nhiệt độ: Nếu làm việc trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh trong thời gian dài sẽ khiến mọi người thường bị cảm nắng/ cảm lạnh và thậm chí là ngất xỉu,… 
  • Áp suất không khí: Nếu áp suất không khí tăng có thẻ gây ra tình trạng chóng mặt, đau đầu, tức ngực, hôn mê, thậm chí có trường hợp bị tử vong,..
  • Tiếng ồn: Khi môi trường làm việc có quá nhiều tiếng ồn có thể gây khó chịu, giảm hiệu quả làm việc; thậm chí là mất thính lực do tiếng ồn quá to.
  • Bức xạ ion hóa: Có thể gây ra triệu chứng như tiêu chảy nôn mửa; và nghiêm trọng hơn là có thể gây sốt, loét miệng, cổ họng, rụng tóc và xuất huyết,..
  • Hóa chất: Nếu tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại sẽ khiến người lao động dễ mắc các bệnh về hô hấp, da, phổi, tim mạch,…. 

Do yếu tố tâm sinh lý

Bên cạnh các tác nhân vật lý, hóa học thì yếu tố tâm sinh lý cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp. Bởi nếu phải thường xuyên làm việc quá sức, môi trường cạnh tranh, quan hệ đồng nghiệp không tốt, sự không hài lòng trong công việc,… sẽ dẫn tới tinh thần mệt mỏi và căng thẳng. 

Nếu để tình trạng này kéo dài, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cả mặt tinh thần và thể chất, các cá nhân mắc bệnh sẽ bị mệt mỏi, đau đầu, tức giận, mệt mỏi,…

👉 Xem thêm: Giới trẻ văn phòng và căn bệnh chán việc – Nguyên nhân và giải pháp

Một số bệnh nghề nghiệp thường gặp ở nhân viên văn phòng

Một số bệnh nghề nghiệp thường gặp ở nhân viên văn phòng

Một số bệnh nghề nghiệp thường gặp ở nhân viên văn phòng

Dưới đây là một số bệnh nghề nghiệp có nguy cơ mắc cao nhất đối với nhân viên văn phòng:

  • Đau lưng: Tư thế ngồi không đúng chính là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh vẹo cột sống và đau lưng 
  • Béo phì: Người ngồi làm việc quá lâu, không vận động sẽ khiến cơ thể bị tích tụ mỡ bụng, và đặc biệt là bệnh béo phì.
  • Ngưng tụ máu: Người làm việc với máy tính trong thời gian quá dài sẽ có khả năng xuất hiện cục máu đông. Điều này tăng nguy cơ tắc mạch phổi gấp 2 lần.
  • Đau tim: Theo nghiên cứu tại Đại học London, 67% những người làm việc 11h mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.
  • Suy yếu thần kinh: Làm việc áp lực trong thời gian quá dài sẽ khiến não mệt mỏi. Vì thế, nếu bạn phải làm việc vào tối muộn hoặc sáng sớm sẽ dẫn tới tình trạng suy yếu thần kinh hoặc bệnh tâm thần phân liệt. 
  • Ung thư ruột: Theo nghiên cứu của Úc, những người làm việc trong văn phòng từ 10 năm trở đi sẽ có khả năng mắc bệnh ung thư ruột cao gấp đôi những người làm việc khác.

👉 Xem thêm: Ngồi lâu trước máy tính – Tổn hại cơ thể và nguy cơ tử vong khó lường

Biện pháp hạn chế bệnh nghề nghiệp hiệu quả

Biện pháp hạn chế bệnh nghề nghiệp hiệu quả

Biện pháp hạn chế bệnh nghề nghiệp hiệu quả

Dưới đây là những biện pháp phòng tránh bệnh nghề nghiệp hiệu quả dành cho nhân viên văn phòng như:

  • Điều chỉnh tư thế ngồi, cân bằng 2 mắt và vai song song với màn hình máy tính và để tay chân ở tư thế thư giãn, thoải mái,….
  • Thường xuyên vận động, co duỗi đặc biệt là cổ, chân, và cánh tay. Tốt nhất là hãy đứng dậy và đi lại sau mỗi 30 phút.
  • Uống đủ 2 lít nước và tập thể dục/ chạy bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày để giữ gìn sức khỏe, đồng thời giảm căng thẳng mệt mỏi.

Như vậy, RaoXYZ đã giúp bạn hiểu rõ về bệnh nghề nghiệp là gì, cũng như những tác nhân gây ra bệnh nghề nghiệp, từ đó, có biện pháp để ngăn ngừa và có sức khỏe thật tốt.

👉 Xem thêm: 5 thói quen lành mạnh giúp dân công sở cải thiện sức khỏe