B2B là gì? So sánh 2 khái niệm B2B và B2C trong kinh doanh -

B2B là gì? So sánh 2 khái niệm B2B và B2C trong kinh doanh -

B2B và B2C là hai thuật ngữ rất quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu “B2B là gì?”, “B2C là gì?” và chúng khác nhau ra sao.

B2B là gì?

B2B là gì?

B2B là gì?

B2B (viết tắt của cụm từ Business to Business) là hình thức giao dịch giữa các doanh nghiệp, chẳng hạn như giao dịch giữa nhà sản xuất và nhà bán buôn, hoặc nhà bán buôn và nhà bán lẻ. B2B đề cập đến hoạt động kinh doanh được tiến hành giữa các công ty, chứ không phải giữa một công ty và người tiêu dùng cá nhân. 

Hình thức giao dịch B2B diễn ra phổ biến trong một chuỗi cung ứng điển hình, khi các công ty mua thành phần và sản phẩm (chẳng hạn như nguyên liệu thô) để sử dụng trong quá trình sản xuất. Thành phẩm sau đó có thể được bán cho người tiêu dùng thông qua giao dịch B2C.

👉 Xem thêm: Việc làm ngành Thương mại điện tử: Tiềm năng và được săn đón  

Lợi ích của mô hình B2B trong kinh doanh

Mô hình B2B đóng một vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp nhờ mang lại những lợi ích sau:

Tiềm năng thị trường rộng lớn

Doanh nghiệp B2B có thể cung cấp nhiều loại sản phẩm từ phần mềm kinh doanh, dịch vụ tư vấn, vật liệu số lượng lớn tới máy móc chuyên dụng. Vì thế, họ có thể bán hàng cho nhiều công ty, hoạt động trong nhiều lĩnh vực để mở rộng thị trường.

Bên cạnh đó, thay vì cung cấp nhiều sản phẩm, các doanh nghiệp B2B cũng có thể hướng tới việc hoạt động chuyên về một lĩnh vực cụ thể và trở thành đơn vị đi đầu trong lĩnh vực đó.

Lợi ích của mô hình B2B trong kinh doanh

Lợi ích của mô hình B2B trong kinh doanh

Đạt tỷ suất lợi nhuận cao hơn, tiết kiệm thời gian hơn

Các doanh nghiệp B2B thường bán ra mặt hàng với số lượng lớn để doanh nghiệp mua hàng có được chi phí tốt và không cần bổ sung hàng nhiều lần.

Số lượng đơn hàng lớn dẫn đến doanh số bán hàng cao hơn, tiết kiệm thời gian hơn và mang lại lợi nhuận tốt.

Hàng hóa được cung cấp bởi doanh nghiệp B2B

Doanh nghiệp B2B có thể cung cấp nhiều loại hàng hóa khác nhau. Song, tựu trung, các loại hàng hóa này sẽ được chia thành 3 nhóm chính:

  • Sản phẩm tiêu dùng: phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, gia đình, tổ chức,… trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn như thịt, cá, rau củ,…
  • Tư liệu sản xuất: hàng hóa được mua và sử dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn như sắt thép; vải vóc,… được mua bởi các xưởng sản xuất. Thịt, cá, rau củ,… sẽ được coi là tư liệu sản xuất nếu nó được mua với số lượng lớn nhằm mục đích sản xuất thành một sản phẩm khác (thịt, cá,… đóng hộp).
  • Dịch vụ: sản phẩm vô hình, mang lại cho người dùng một lợi ích vật chất, tinh thần,… nào đó. Chẳng hạn như dịch vụ thu gom rác thải, dịch vụ điện,…

Khách hàng của các doanh nghiệp B2B là ai?

Công ty sản xuất, các đơn vị bán lẻ và Chính phủ là đối tượng khách hàng chính của các doanh nghiệp B2B:

  • Công ty sản xuất: họ mua hàng hóa và dịch vụ để biến đổi thành các sản phẩm khác. Chẳng hạn, một công ty da giày sẽ mua số lượng lớn da bò để sản xuất giày dép và bán ra cho người tiêu dùng.
  • Đơn vị bán lẻ: các cửa hàng tạp hóa, siêu thị là ví dụ điển hình cho đối tượng khách hàng này. Họ sẽ nhập sản phẩm/ dịch vụ từ bên bán và bán lại cho người tiêu dùng và nhận lợi nhuận chênh lệch.
  • Chính phủ: Chính phủ cũng có thể là đối tượng khách hàng của các doanh nghiệp B2B. Chính phủ và chính quyền địa phương ký hợp đồng với các công ty cung cấp sản phẩm/ dịch vụ để phục vụ nhu cầu của người dân: từ xây dựng, vận chuyển tới thu gom rác,… Mô hình này cũng được gọi là kinh doanh B2G (Business to Government).

👉 Xem thêm: Cần chuẩn bị gì để thành công với thương mại điện tử?

Đạt tỷ suất lợi nhuận cao hơn, tiết kiệm thời gian hơn

Đạt tỷ suất lợi nhuận cao hơn, tiết kiệm thời gian hơn

Điểm khác nhau cơ bản giữa mô hình B2B và B2C

Khái niệm B2B và B2C với những vấn đề xoay quanh hai mô hình này luôn là vấn đề được đông đảo mọi người quan tâm. Vậy B2B khác B2C như thế nào? Hãy để RaoXYZ giúp bạn giải đáp ngay sau đây nhé!

Khác nhau về đối tượng hướng đến

Business to business hay B2B là giao dịch giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp

Business to Customer hay B2C là giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.

Xét về tổng thể, mô hình kinh doanh B2B phức tạp hơn nhiều so với B2C nhờ đòi hỏi tính an toàn cao hơn.

Khác nhau về vấn đề giao dịch và đàm phán

Việc bán hàng cho các doanh nghiệp (B2B) bao gồm các thủ tục phức tạp trong khi đó mô hình bán hàng B2C không yêu cầu những yếu tố như vậy. Và đó cũng chính là lý do giúp các nhà bán lẻ dễ dàng hơn trong việc đưa các sản phẩm dịch vụ lên mạng trong khi B2B phải hoàn chỉnh hơn trong khâu mô tả các đặc tính và định giá khi tung ra thị trường.

👉 Xem thêm: Thương mại điện tử ra trường làm gì?

Khác nhau về vấn đề tích hợp

Điểm khác nhau cơ bản giữa mô hình B2B và B2C

Điểm khác nhau cơ bản giữa mô hình B2B và B2C

Trái lại với các công ty bán hàng cho các doanh nghiệp (B2B) phải tích hợp hệ thống của bán hàng và mua hàng thì ở các công ty thương mại điện tử B2C không phải tích hợp hệ thống của họ với hệ thống của khách hàng.

Hy vọng thông qua những chia sẻ trên của RaoXYZ đã giúp các bạn hiểu hơn về khái niệm “ B2B là gì?” và những vấn đề xoay quanh 2 mô hình thường xuyên nhầm lẫn là B2B và B2C. Với những thông tin trên mong rằng sẽ giúp ích được cho các bạn đọc và vận dụng để phát triển sự nghiệp của mình thật tốt nhé!