9 sai lầm các lãnh đạo mới dễ mắc phải

9 sai lầm các lãnh đạo mới dễ mắc phải

Lần đầu tiên ngồi lên chiếc ghế lãnh đạo là một trải nghiệm vô cùng thú vị nhưng cũng không thiếu thử thách. Nhiều nhà lãnh đạo mới cảm thấy không đủ kỹ năng và chưa chuẩn bị tốt cho vai trò mới của mình. Trách nhiệm gia tăng đôi khi khiến họ rơi vào tình cảnh trở thành một leader yếu kém.

Vậy đâu là những sai lầm mà các nhà lãnh đạo mới thường trải qua? Hãy cùng RaoXYZ tìm hiểu nhé!

#1. Tuyển dụng gấp rút

sai lầm của lãnh đạo mới 1

Một trong những sai lầm phổ biến của lãnh đạo mới là tuyển dụng gấp gáp với mong muốn hoàn thiện team.

Đối với các nhà lãnh đạo mới, bổ sung thành viên cho nhóm là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất mà họ cần phải thực hiện. Và quá trình tuyển dụng vội vàng là một sai lầm phổ biến mà nhiều người gặp phải. Điều này thường dẫn đến việc tuyển dụng nhầm người: những người không hợp tác, làm việc không tốt,… Tệ hơn là sau đó các thành viên khác trong nhóm sẽ cảm thấy thất vọng và mệt mỏi khi phải “gánh” những người có năng lực kém.

👉 Xem thêm: Quy trình tuyển dụng: Nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên như thế nào?

#2. Không tin tưởng vào các thành viên trong nhóm

Là một nhà lãnh đạo, điều quan trọng là phải hoàn thành công việc thông qua các thành viên trong nhóm. Tuy nhiên, một số vị sếp mới ngại giao nhiệm vụ cho người khác. Điều này chủ yếu là do họ cảm thấy rằng không ai có thể thực hiện những công việc quan trọng một cách chính xác. Kết quả là người lãnh đạo không có đủ thời gian để quản lý, kiểm tra, phân công công việc cho những thành viên trong team để đạt được mục tiêu đã đề ra.

VIỆC LÀM CHUYÊN GIA TỔ CHỨC NHÂN SỰ

#3. Không hiểu rõ về động lực của nhân viên

sai lầm của lãnh đạo mới 2

Không hiểu rõ về động lực thúc đẩy nhân viên làm việc – Một trong những sai lầm thường gặp của lãnh đạo mới.

Nhiều nhà lãnh đạo mới không hiểu điều gì thực sự thúc đẩy nhóm và các thành viên trong nhóm. Mặc dù phần thưởng bằng tiền rất quan trọng, nhưng tiền không phải là thứ duy nhất khiến mọi người cảm thấy có động lực.

Ví dụ, một số người có thể đang tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc – cuộc sống; và những người này sẽ cảm thấy vui vẻ khi được nghỉ phép hoặc được sắp xếp lịch làm việc linh hoạt. Những người khác sẽ được thúc đẩy bởi các yếu tố như thành tích, trách nhiệm phụ, lời khen ngợi,…

Điều quan trọng là các nhà lãnh đạo phải tìm ra động lực thực sự thúc đẩy mỗi người trong nhóm.

#4. Không cung cấp phản hồi cho nhân viên

Ken Blanchard, diễn giả động lực và chuyên gia quản lý, đã từng nói rằng “Phản hồi là bữa sáng của những nhà vô địch”. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều lãnh đạo mới không đưa ra phản hồi khi nhân viên của họ mắc sai lầm. Để tránh sai lầm này, các nhà lãnh đạo cần học cách cung cấp phản hồi thường xuyên và trung thực. Bằng cách đó, họ có thể có được lòng tin, sự tôn trọng và mối quan hệ tốt đẹp với những người trong nhóm.

👉 Xem thêm: 6 cách phản hồi mang tính xây dựng kèm ví dụ cụ thể

#5. Không tin tưởng vào khả năng của mình

sai lầm của lãnh đạo mới 3

Một số nhà lãnh đạo mới không tin tưởng vào năng lực của mình.

Bạn được giao cho vị trí lãnh đạo vì người khác tin tưởng vào khả năng phán đoán của bạn. Việc liên tục đoán già đoán non về bản thân sẽ làm ảnh hưởng đến người khác, và trước khi bạn nhận ra điều đó, thì sự tin tưởng đó đã biến mất.

“Mặc dù việc lắng nghe người khác, nhân viên và khách hàng là rất quan trọng, nhưng điều này có thể trở nên nguy hiểm. Nếu bạn thực sự tin tưởng vào những gì bạn đang làm, đôi khi chỉ lắng nghe bản thân bạn là được.” Moran Zur, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Safe Beyond cho biết.

#6. Tránh xung đột

Một trong những sai lầm phổ biến nhất của các lãnh đạo mới là không biết cách xử lý khi có bất đồng, mâu thuẫn xảy ra trong nhóm. Nhiều người muốn giữ sự hòa khí bằng cách tránh xung đột với những người khác. Tuy nhiên, đó không phải là điều mà một người lãnh đạo nên thực hiện.

Khi các vấn đề về cách làm việc hoặc tính cách không được giải quyết, chúng sẽ trở thành “nham thạch” ẩn mình dưới “lớp đất” của sự che giấu. Và chỉ cần một tác động nhỏ chúng có thể “phun trào” và phá hủy tất cả mọi sự cố gắng của bạn. Không chỉ thế, tránh né khiến bạn trở nên yếu thế và mất đi sự tôn trọng của những người xung quanh.

Vì vậy, tốt nhất nên “dập tắt” mọi vấn đề khi chúng còn là một đốm lửa.

#7. Quá thân thiện

sai lầm của lãnh đạo mới 4

Đừng quá thân thiện, hãy nhớ rằng bạn là cấp trên và bạn cần có ranh giới với cấp dưới.

Nhiều nhà lãnh đạo mắc sai lầm khi cố gắng kết thân với cấp dưới để tỏ ra dễ mến. Mặc dù xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên là một điều cần thiết. Nhưng những người ở vai trò lãnh đạo cần hiểu tầm quan trọng của việc thiết lập ranh giới rõ ràng giữa cấp trên và cấp dưới. Việc quá thân thiện có thể khiến bạn bị lợi dụng và nhân viên của bạn cũng có thể đòi hỏi được ưu tiên.

#8. Thiếu tầm nhìn

Là một nhà lãnh đạo, bạn có trách nhiệm đặt ra các kỳ vọng và mục tiêu cho tổ chức của mình ngoài việc quy trách nhiệm cho mỗi thành viên để đạt được các mục tiêu đó.

Một người lãnh đạo không có tầm nhìn sẽ không thể đưa ra các chiến lược phát triển rõ ràng, lập kế hoạch nguồn lực không phù hợp, các chỉ số đo lường thành công không chính xác và không nhận được sự ủng hộ từ phần còn lại của tổ chức.

👉 Xem thêm: [Chia sẻ] Các kỹ năng lãnh đạo cần cho một nhà quản lý giỏi

#9. Nói một đằng và làm một nẻo

sai lầm của lãnh đạo mới 5

Bạn có đang nói một đằng làm một nẻo? Hãy tránh xa sai lầm của lãnh đạo mới này.

Là một nhà lãnh đạo, bạn chính là hình mẫu cho nhóm của mình. Một khi bạn xác định các nguyên tắc cho nơi làm việc của mình, điều quan trọng là bạn phải tuân theo chúng. Ví dụ, nếu bạn muốn nhân viên tuân thủ quy tắc ăn mặc hoặc duy trì thái độ tích cực, bạn cần thể hiện những hành động đó.

Trên đây là 9 sai lầm phổ biến của các lãnh đạo mới. Hi vọng nếu có cơ hội thăng chức, trở thành Leader/ Manager/… bạn có thể “tránh thoát” những vấn đề này.