8 mánh khóe mách bạn cách thoát khỏi những tình huống oái oăm

8 mánh khóe mách bạn cách thoát khỏi những tình huống oái oăm

Bạn gặp lại một người quen cũ, và người ta cứ nói mãi không ngưng? Bạn nghe thấy một bản nhạc cực kỳ khó chịu, để rồi nhận ra nó cứ liên tục lải nhải trong đầu, không thể dứt ra được? Cuộc sống mà, chúng ta chẳng bao giờ tránh được những tình huống bất ngờ, từ khó xử cho đến... khó chịu.

Câu hỏi là nếu rơi vào những tình huống như thế, chúng ta sẽ phải làm gì. Hãy đến với những bí kíp do các chuyên gia tâm lý đưa ra dưới đây. Chúng được gọi là mẹo “hack” tâm lý, sẽ giúp bạn vượt qua những tình huống oái oăm trong cuộc sống một cách dễ dàng.

 

1. Khi thấy căng thẳng? Nhai một chút kẹo cao su nhé

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng não bộ của chúng ta thường cảm thấy thoải mái nhất khi ăn. Nhưng nếu cứ căng thẳng lại ăn, cân nặng sẽ lên không phanh mất. Vậy nên bí kíp ở đây là phải lừa não bộ vào trạng thái ấy, bằng cách sử dụng kẹo cao su. Khi nhai kẹo, não sẽ quên đi chuyện căng thẳng, dần rơi vào trạng thái thư giãn.

Bạn có thể áp dụng bí kíp này trước những cuộc hội thoại căng thẳng – như phỏng vấn xin việc, hoặc trong lúc chờ đợi bố mẹ… họp phụ huynh về chẳng hạn.

 

2. Đối mặt với khách hàng đang nóng giận? Hãy đặt ở bàn một chiếc gương

Khách hàng to tiếng, nóng giận luôn là điều những người làm dịch vụ không mong muốn, dù họ đúng hay sai. Và cách để tránh khỏi tình huống này là hãy đặt lên bàn một chiếc gương, hướng về phía khách.

Tâm lý học chỉ ra rằng đa số chúng ta sẽ không thích thấy mình trở nên “nộ khí xung thiên”, vì bản thân cũng chẳng thích nhìn người khác nóng giận bao giờ. Vậy nên chiếc gương sẽ có tác dụng cho họ thấy bản thân đang như thế nào, từ đó giúp họ tự kìm chế bản thân.

 

3. Đàm phán mà sợ to tiếng? Hãy ngồi cạnh đối phương

Khi trò chuyện – đặc biệt là lúc tư vấn hoặc đàm phán liên quan đến kinh tế, tốt nhất hãy tìm cách ngồi cạnh đối phương, thay vì ngồi đối diện. Việc này sẽ tạo cảm giác rằng cả 2 là đồng minh, không trục lợi gì của nhau. Hơn nữa, việc to tiếng với người ngồi cạnh sẽ đem lại cảm giác khá kỳ cục so với khi ngồi đối diện, nên ai cũng tránh thôi.

 

4. Khi bạn là người mới? Hãy kiểm tra đôi chân của đối phương

Khi mới làm quen với một nhóm bạn, đa số sẽ cảm thấy tò mò không rõ người ta nghĩ gì, cảm thấy thế nào về mình. Đây là chuyện bình thường thôi, nhưng nếu nó khiến bạn phải bận lòng thì có một cách kiểm tra: hãy nhìn vào đôi chân của họ.

Nếu người ta chú ý và muốn chào đón bạn, họ sẽ hướng mắt, và đôi chân cũng xoay về phía bạn. Ngược lại nếu họ không hứng thú lắm, đôi bàn chân sẽ tỏa ra các hướng khác.

Quy tắc này có thể áp dụng cả khi làm quen với crush nữa đấy nhé, đừng quên.

 

5. Khi cãi nhau? Đừng già néo đứt dây

Cãi nhau to tiếng đã tệ, nhưng sẽ chẳng có gì tệ hơn nếu cả 2 người đều to tiếng.

Vậy nên nếu rơi vào hoàn cảnh này, hãy cứ bình tĩnh, giữ tông giọng một cách nhẹ nhàng khi trình bày quan điểm. Khi cảm thấy đối phương không trả lời mà chỉ muốn hét tướng lên, vẫn cứ chờ đợi bằng một giọng nói nhẹ nhàng. Yên tâm đi, rất nhanh thôi tông giọng của bạn sẽ ảnh hưởng đến họ, và họ sẽ không la hét nữa đâu.

 

6. Khi không nhận được câu trả lời mong muốn

Không phải lúc nào hỏi bạn cũng sẽ nhận được câu trả lời mong muốn ngay tức thì, nhất là khi đó là câu hỏi khó, hoặc về một vấn đề khiến đối phương không thoải mái. Họ sẽ trả lời vòng vo, và rốt cục bạn sẽ nản mà chẳng thu được gì.

Trong tình huống như vậy, hãy cứ giữ im lặng, nhìn sâu vào mắt và để đối phương tiếp tục chia sẻ. Sau một khoảng thời gian, bạn sẽ có những gì mình cần.

 

7. Cách để tạo áp lực cho đối phương

Mánh khóe này có thể áp dụng trong trường hợp bạn biết đối phương đang nói dối hoặc giấu giếm điều gì đó, và muốn họ phải chia sẻ ra.

Lúc này, hãy nhướn mày cao lên, nhìn thẳng vào mắt. Đây là cách để tạo áp lực, khiến tinh thần họ yếu đi và cuối cùng phải chia sẻ hết những gì đang che giấu.

 

8. Khi cảm thấy đang bị “soi” hơi kỹ

Bạn đã bao giờ cảm thấy bản thân đang bị theo dõi, hoặc bị ai đó “soi” khá là kỹ chưa? Cách đơn giản nhất để giải quyết nghi ngờ này là… ngáp một cái thật to, và phải đảm bảo sao cho kẻ bị tình nghi cũng trông thấy.

Có thể bạn chưa biết, nhưng ngáp là một trong những hành động có tính lây lan cao. Lý do được đưa ra là vì khi ngáp, não bộ của chúng ta bị kích hoạt bộ phận đồng cảm và tương tác xã hội. Vậy nên nhiều khả năng nếu có kẻ đang soi bạn, họ cũng tự nhiên muốn “ngáp”, và bạn có thể lựa cách cư xử sao cho phù hợp.

 

— HR Insider/Theo Kenh14 —
RaoXYZ – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam