6 bộ phận cần lưu ý khi bảo dưỡng xe Vespa cũ

6 bộ phận cần lưu ý khi bảo dưỡng xe Vespa cũ

Vespa là dòng xe tay ga thời thượng của thương hiệu Piaggio đến từ đất nước Italia. Dòng xe này không chỉ toát lên vẻ thời trang, đẳng cấp mà còn có nhiều nét khác biết với các dòng xe tay ga thông thường. Để sử dụng xe Vespa luôn bền bỉ và vận hành êm ái theo thời gian thì quý khách hàng nên bảo hành, bảo dưỡng theo đúng định kỳ khuyến cáo của nhà sản xuất.

Vậy cần lưu ý những bộ phận nào khi bảo dưỡng xe máy Vespa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

1. Hệ thống khóa từ

Thường thì phía trên đồng hồ công tơ mét của xe Piaggio sẽ có hiển thị một đèn nháy. Trong trường hợp không vận hành và rút chìa khoá thì hệ thống chống trộm của xe đang hoạt động bình thường và trong thời gian 48 giờ đồng hồ, đèn báo sẽ tắt để bảo vệ để bình ắc-quy hoạt động tốt.

Nếu đèn báo không hoạt động hoặc nhấp nháy liên tục thì bạn cần mang xe đến trung tâm bảo dưỡng.

Nếu đèn báo không hoạt động hoặc nhấp nháy liên tục thì bạn cần mang xe đến trung tâm bảo dưỡng.

Ngược lại nếu đèn báo không hoạt động hoặc nhấp nháy liên tục thì bạn cần mang xe đến trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra và khắc phục nhanh chóng.

2. Lọc gió, kim phun và bugi

Thêm một bộ phận nữa cần lưu ý khi bảo dưỡng xe máy Vespa đó chính là phần lọc gió, kim phun và bugi. Các xe ga Vespa thường có hiện tượng nhả ga ra bị hụt máy hoặc tăng ga hụt máy sau một thời gian sử dụng. Do đó bạn nên lưu ý chăm sóc bảo dưỡng lọc gió, kim phun và kiểm tra thay bugi định kỳ để tránh xảy ra tình trạng này.

Bạn nên lưu ý chăm sóc bảo dưỡng lọc gió, kim phun và kiểm tra thay bugi định kỳ.

Bạn nên lưu ý chăm sóc bảo dưỡng lọc gió, kim phun và kiểm tra thay bugi định kỳ.

3. Lốp xe

Các dòng xe Vespa hiện nay thường có kích thước bánh khá nhỏ với bánh trước khoảng 11 inch và bánh sau nhỏ hơn 1 inch, vỏ xe là dòng lốp không ruột và áp suất khi bánh trước khoảng 2 k, bánh sau 2.2 k là vừa.

>>> Có thể bạn quan tâm: Những bước tiến của xe tay ga Yamaha qua 6 mẫu xe nổi bật

Trong trường hợp bạn bơm bánh xe qúa căng khi di chuyển xe sẽ bị nảy, sóc và độ bám đường không cao và dễ gây tai nạn do đó hãy chú ý về vấn đề này bạn nhé. Ngược lại, nếu lốp quá non thì xe sẽ chạy ì ạch, lốp nhanh hư và đặc biệt là gây tốn nhiều nhiên liệu.

Bánh xe qúa căng khi di chuyển xe sẽ bị nảy, sóc và độ bám đường không cao và dễ gây tai nạn.

Bánh xe qúa căng khi di chuyển xe sẽ bị nảy, sóc và độ bám đường không cao và dễ gây tai nạn.

Đừng quên kiểm tra lốp xe thường xuyên để phát hiện các vết rạn, nứt thủng và kịp thời khắc phục. Nếu lốp xe Vespa cũ đã mòn quá giới hạn cho phép, bạn phải thay mới để đảm bảo an toàn tối đa cho chính bạn.

4. Cảm biến chân chống điện

Ở những chiếc xe Vespa cũ cảm biến tại chân chống điện nếu bị bẩn hoặc rỉ sét thì sẽ không nhạy và dẫn tới hiện tượng dù đã gạt chân chống vẫn không khởi động được.

Nếu cảm biến tại chân chống điện nếu bị bẩn hoặc rỉ sét thì sẽ không nhạy và dẫn tới hiện tượng dù đã gạt chân chống vẫn không khởi động được.

Nếu cảm biến tại chân chống điện nếu bị bẩn hoặc rỉ sét thì sẽ không nhạy và dẫn tới hiện tượng dù đã gạt chân chống vẫn không khởi động được.

Nếu bạn gặp hiện tượng này thì có thể xử lý tạm thời bằng cách gạt chân chống xe thật mạnh và đề lại. Tiếp đó hãy chạy xe đến cửa hàng gần nhất để vệ sinh cảm biến của chân chống điện.

5. Theo dõi xăng, nhớt qua đèn báo hiển thị

Khi bảo dưỡng xe Vespa cũ thêm một điều bạn nên lưu ý nữa đó chính là cần kiểm tra xăng, nhớt xe qua hệ thống đèn báo. Khi bạn mở khoá điện đèn đỏ báo sáng thì đó chính là đèn báo nhớt. Trường hợp đèn báo nhớt tắt khi khởi động tức là xe đủ nhớt và ngược lại đèn báo nhớt vẫn sáng thì bạn cần mang đi bảo dưỡng và nhờ nhân viên kỹ thuật kiểm tra lại.

Khi bảo dưỡng xe Vespa cũ thêm một điều bạn nên lưu ý nữa đó chính là cần kiểm tra xăng, nhớt xe qua hệ thống đèn báo.

Khi bảo dưỡng xe Vespa cũ thêm một điều bạn nên lưu ý nữa đó chính là cần kiểm tra xăng, nhớt xe qua hệ thống đèn báo.

Khi đang di chuyển nếu đèn báo xăng nhấp nháy tức là xăng còn khoảng gần hai lít lúc này bạn cần đến ngay cây xăng gần đó để đổ thêm nhiên liệu cho xe. Loại xăng lý tưởng nhất cho xe Vespa là xăng Ron 95.

6. Cốp xe trước và khóa yên

Cốp xe Vespa Piaggio thường sẽ mở ra khi bạn ấn nhẹ ổ khoá và khi khoá cổ xe thì đồng nghĩa hoá luôn cốp phía trước. Nếu cốp xe có dấu hiệu không ăn khớp hoặc khóa mãi mà vẫn không đóng được thì bạn cần mang xe đi bảo dưỡng để đảm bảo an toàn cho những món đồ để trong cốp, tránh tình trạng bị trộm, cắp những món đồ có giá trị.

Cốp xe Vespa Piaggio thường sẽ mở ra khi bạn ấn nhẹ ổ khoá và khi khoá cổ xe thì đồng nghĩa hoá luôn cốp phía trước.

Cốp xe Vespa Piaggio thường sẽ mở ra khi bạn ấn nhẹ ổ khoá và khi khoá cổ xe thì đồng nghĩa hoá luôn cốp phía trước.

Lưu ý:

  • Cốp xe Vespa Piaggio khá nóng nên không để mỹ phẩm hay thiết bị điện tử ở trong cốp xe khi di chuyển.
  • Nên định kỳ thay dầu máy cho xe Vespa từ 1500 km.
  • Định kỳ thay dầu hộp số là 3000 km.
  • Định kỳ thay nước làm mát, dầu phanh là 12000 km hay 1 năm.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về 6 bộ phận cần lưu ý khi bảo dưỡng xe máy Vespa Piaggio. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích này các bạn có thể vận hành xe Vespa cũ một cách an toàn và đảm bảo xe luôn bền, đẹp.

>>> Xem tiếp: TOP 5 xe tay ga mà chị em nào cũng khao khát