5 KINH NGHIỆM TÌM VIỆC LÀM SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG CẦN BIẾT

5 KINH NGHIỆM TÌM VIỆC LÀM SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG CẦN BIẾT

Phần lớn sinh viên mới ra trường đều gặp khó khăn trong vấn đề việc làm. Bạn sẽ thấy thất vọng khi những công việc mà mình thích thì nhà tuyển dụng đều yêu cầu kinh nghiệm. Mặc dù vậy, đừng vội nản chí vì bạn hoàn toàn tìm được công việc mơ ước với những kinh nghiệm được đúc kết và chia sẻ dưới đây.

Sử dụng các trang tìm việc làm uy tín

Thời đại công nghệ số hiện nay, internet đã trở thành công cụ hữu hiệu đối với cả nhà tuyển dụng và người tìm việc. Qua trang tuyển dụng nhà tuyển dụng có thể đăng đầy đủ các thông tin về vị trí tuyển dụng, công việc, chế độ đãi ngộ… và ứng viên cảm thấy công việc đó phù hợp có thể gửi CV ứng tuyển. Mặt trái của internet là đôi khi bạn bị nhiễu giữa rất nhiều thông tin, cả thông tin quan trọng và không quan trọng, và bạn cũng không thể xác minh được thông tin mà nhà tuyển dụng đưa ra có đúng với thực tế hay không.

Kinh nghiệm cho người tìm việc là nên lựa chọn những trang tuyển dụng chất lượng, không chỉ để tiết kiệm được thời gian tìm kiếm mà quan trọng hơn là bạn sẽ tiếp cận được với nguồn thông tin chính xác hơn từ phía nhà tuyển dụng. Một số trang tìm việc làm uy tín hiện nay như jobsGO.vn, Vietnamwork, Mywork…Kinh nghiệm khi sử dụng các trang tìm việc này là bạn nên tạo một tài khoản để thuận tiện trong việc sử dụng như tìm kiếm được nhiều thông tin hơn hay có thể apply CV trực tiếp ngay trên trang.

Gửi mail một cách chuyên nghiệp

Sinh viên mới ra trường thường mắc các lỗi khi gửi mail xin việc như thiếu tiêu đề, sai lỗi chính tả hay cẩu thả trong câu chữ. Điều này khiến bạn bị mất điểm ngay trong mắt nhà tuyển dụng và bị bạn chắc chắn bị loại ngay từ vòng đầu mà chưa cần xem đến CV.

Vậy như thế nào là một hình thức chuyên nghiệp? Với địa chỉ email của bạn nên đặt thật đơn giản và bằng chính tên thật của bạn, hãy quên đi những email ngộ nghĩnh mà sử dụng khi còn đi học. Phần tiêu đề email nếu nhà tuyển dụng không yêu cầu một mẫu tiêu đề cụ thể thì bạn nên đặt theo mẫu gồm: Họ tên-Vị trí ứng tuyển-Khu vực ứng tuyển.

Nội dung mail cần xúc tích, ngắn gọn nhưng vẫn phải làm nổi bật được thế mạnh của bạn và mong muốn được làm việc ở vị trí đó. Với sinh viên ra trường chưa có kinh nghiệm có thể nêu lên những gì bạn ấn tượng nhất trong quá trình thực tập hoặc các công việc làm thêm.

Trước khi gửi email hãy nhớ soát lại ít nhất ba lần lỗi chính tả và đừng quên kết thúc thư bằng một lời cảm ơn mong muốn nhận phản hồi từ nhà tuyển dụng.

Liên hệ trực tiếp đến nhà tuyển dụng khi phải chờ đợi quá lâu

Thông thường sau hạn nộp hồ sơ, nhà tuyển dụng sẽ thông báo tới ứng viên trúng tuyển qua điện thoại hoặc email trong vòng từ một đến hai tuần. Nếu sau khoảng thời gian này, bạn không nhận được bất kỳ phản hồi nào thì cách tốt nhất là hãy gọi điện trực tiếp đến nhà tuyển dụng để hỏi về kết quả. Nhờ đó bạn sẽ không phải lo lắng chờ đợi mà còn biết được lý do vì sao mình bị loại để rút kinh nghiệm cho những lần sau.

Tham gia ngày hội việc làm

Đừng bỏ lỡ những buổi phỏng vấn thử hay ngày hội việc làm ở trường đại học hay bất kỳ nơi nào bạn biết, tại đây bạn không chỉ được kỹ năng phỏng vấn, được học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước mà quan trọng hơn bạn có thể tìm được công việc phù hợp từ chính các nhà tuyển dụng tham dự.

Hãy bắt đầu từ những công việc nhỏ nhất

Phần lớn sinh viên mới ra trường đều bị ảo tưởng về bản thân, nên sẽ gặp thất bại khi tìm kiếm những công việc với mức lương cao, yêu cầu cao, vượt quá khả năng thực tế, vì thế mà bài toán nhà tuyển dụng yêu cầu kinh nghiệm, sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm không có lời giải?

Chính vì vậy hãy bắt đầu từ những công việc nhỏ nhất, thậm chí là những công việc tay chân và không lương. Bất kỳ công việc nào cũng sẽ mang lại cho bạn kinh nghiệm không chỉ chuyên môn mà cả kỹ năng mềm. Chính vì vậy hãy chỉ làm những công việc khó khi bạn đã thành thạo những việc làm đơn giản nhất.