4 loại bánh Trung thu không lo tăng cân

4 loại bánh Trung thu không lo tăng cân

4 loại bánh Trung thu không lo tăng cân

Nếu yêu thích bánh Trung thu nhưng lo ngại về vấn đề cân nặng, bạn có thể chọn 4 loại dưới đây.

Ngoài hương vị, hình thức, thì an toàn cho sức khoẻ là một trong những tiêu chí lựa chọn bánh Trung thu được đặt lên hàng đầu của nhiều thực khách. 4 loại bánh dưới đây là gợi ý giúp bạn tìm kiếm món quà phù hợp 3 tiêu chí trên.

Bánh Trung thu từ bột rau củ

Người nội trợ thường sử dụng lá dứa, thanh long đỏ, nghệ, cà rốt, hạnh nhân, cà phê để tạo màu tự nhiên cho vỏ bánh Trung thu. Ngoài ra, chúng cũng được dùng làm nhân bánh. Mỗi chiếc bánh nướng có lượng calo 250-400.

Cách chế biến này thích hợp với những người có thói quen ăn uống lành mạnh, đang trong chế độ giảm cân, mắc bệnh tiểu đường... Những chiếc bánh làm từ rau củ quả tự nhiên có hạn sử dụng 12-15 ngày ở nhiệt độ thông thường và một tháng trong tủ lạnh. Giá khoảng 55.000 đồng/chiếc.

Bánh Trung thu từ bột rau củ

Lượng calo trong bánh từ rau củ tự nhiên bằng 40% so với loại truyền thống. Ảnh: Eat Healthy.

Bánh Trung thu sử dụng đường ăn kiêng

Công thức chế biến bánh dẻo cũng được sáng tạo mới mẻ, phục vụ những khách hàng ám ảnh tăng cân. Bánh được làm từ các nguyên liệu sạch như bột gạo tẻ, đường ăn kiêng, bột rau củ hữu cơ... Bạn có thể lựa chọn nhiều hương vị khác nhau như đậu xanh, mè đen, khoai môn, việt quất, hạt sen...

Dù thành phần có sự thay đổi so với cách làm truyền thống, bánh dẻo vẫn giữ được độ mịn, vị ngọt thanh, man mát và thơm dịu khi thưởng thức. Bánh có thể được bảo quản 1-2 ngày ở nhiệt độ thường và 7-10 ngày trong ngăn mát tủ lạnh. Giá khoảng 45.000 đồng/chiếc.

Bánh Trung thu sử dụng đường ăn kiêng

Bánh dẻo từ bột rau củ quả hữu cơ được bán ở nhiều cửa hàng. Ảnh: Eat Healthy.

Bánh Trung thu dùng mật ong thay đường

Để bánh nướng có hàm lượng chất béo thấp và ít calo hơn, những người nội trợ thường nói không với đường hóa học, tinh bột và thịt động vật. Do đó, một số người đã dùng tinh bột chuyển hóa chậm như hạnh nhân, khoai lang tím… nghiền nhuyễn để chế biến lớp vỏ.

Thay vì dùng đường hóa học, sử dụng mật ong giúp bánh có vị ngọt tự nhiên và bổ dưỡng hơn. Nhân bánh thập cẩm cũng được làm từ các loại hạt (hạnh nhân, bí ngô, hướng dương, óc chó, hạt dẻ...), trái cây sấy khô (việt quất, lý chua đen, nho...).

Bánh Trung thu dùng mật ong thay đường

Để vị thơm lan tỏa, bánh có thể đem nướng khoảng 10-15 phút trước khi thưởng thức. Ảnh: Emma Pham Kitchen.

Bánh Trung thu từ bột nguyên cám

Bột nguyên cám hay lúa mì cũng là những nguyên liệu được người nội trợ sử dụng trong công thức làm bánh Trung thu. Hai nguyên liệu này chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Việc sử dụng chúng thay vì bột mì giúp bạn ăn ngon nhưng vẫn giữ được dáng.

Để hạn chế tối thiểu lượng calo nạp vào cơ thể, bạn nên ưu tiên những chiếc bánh từ vỏ đến lớp nhân đều làm từ nguyên liệu hữu cơ.

Bánh Trung thu từ bột nguyên cám

Dùng nguyên liệu hữu cơ để làm bánh Trung thu tốt cho sức khỏe là xu hướng của nhiều người nội trợ. Ảnh: Emma Pham Kitchen.

Nguồn: zingnews.vn