10 bước cần thiết trong quy trình bảo dưỡng xe máy đón Tết

10 bước cần thiết trong quy trình bảo dưỡng xe máy đón Tết

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người có xu hướng mang xe máy của mình đi bảo dưỡng để xe có thể hoạt động tốt nhất, thỏa sức du xuân.

Vậy cần bảo dưỡng những hạng mục nào của xe máy? Hãy cùng tham khảo những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết 10 bước cần thiết trong quy trình bảo dưỡng xe máy đón Tết này nhé.

>>> Xem thêm: 6 ưu điểm vượt trội và bảng giá xe Yamaha Acruzo mới nhất

Bước 1: Kiểm tra áp suất lốp

Đối với xe máy, nếu áp suất không đủ thì sẽ khiến vỏ lốp rất nhanh hỏng, đặc biệt là khi xe khi chạy với tốc độ cao. Do đó, hãy đảm bảo áp suất lốp ổn định nhất bạn nhé.

Kiểm tra áp suất lốp

Bước 2: Kiểm tra tiếng ồn từ động cơ

Nếu khi chạy, chiếc xe máy của bạn phát ra những tiếng động lạ thường thì đây chính là một trong những biểu hiện của tình trạng hỏng hóc ở động cơ.

Lúc này bạn nên kiểm tra bugi, nếu bugi xe có màu nâu sẫm tức là động cơ hoạt động tốt. Ngược lại, nếu bugi xe có màu đen, trắng thì tức là động cơ hoạt động không đạt hiệu quả tối ưu, cần phải điều chỉnh lại.

Tiếp đó hãy lưu ý đến khói thải ra từ động cơ. Nếu khói thải của xe màu đen tức là nhiên liệu không cháy hết. Khói thải của xe có màu trắng có thể một phần nhớt của xe đã lọt vào buồng đốt. Đối với những trường hợp này bạn nên khắc phục kịp thời để tránh bị hỏng hóc lớn hơn.

Bước 3: Thay nhớt

Một trong những bước cần thiết khi bảo dưỡng xe máy cũ đó chính là kiểm tra và thay nhớt nhằm đảm bảo động cơ luôn được bôi trơn tốt nhất, xe chạy trơn tru và kéo dài tuổi thọ.

Thay nhớt để xe máy cũ có thể hoạt động trơn tru nhất.

Bước 4: Kiểm tra hệ thống điện

Sau một thời gian sử dụng, mức độ phát điện của xe máy sẽ giảm dần do sức nóng của động cơ và đôi khi là những tác nhân bên ngoài như bị ngập nước, bị bám bụi bẩn quá nhiều,…

Do đó, việc kiểm tra hệ thống điện giúp đảm khả năng nạp điện cho ắc quy, khả năng khởi động của động cơ, hệ thống điện đánh lửa luôn trong điều kiện tốt nhất và tiết kiệm tối đa nhiên liệu.

>>> Có thể bạn quan tâm: 4 Điều có thể bạn chưa biết về chiếc xe số được ưa chuộng nhất Việt Nam!

Bước 5: Kiểm tra ắc quy xe

Khi bảo dưỡng xe máy bạn đừng quên kiểm tra ắc quy nhằm bổ sung điện, sạc điện, quan sát các hiện tượng bất thường ở ắc quy như: Điện dịch bị rò rỉ, muối đóng trên cọc bình,… nhằm khắc phục kịp thời.

Khi bảo dưỡng xe máy bạn đừng quên kiểm tra ắc quy nhằm bổ sung điện, sạc điện, quan sát các hiện tượng bất thường ở ắc quy.

Bước 6: Kiểm tra hệ thống truyền động

Hệ thống truyền động của xe máy, xích xe là bộ phận dễ bị đất cát bám và và gây mòn đến các bộ phận như đĩa và nhông xe. Do đó, người dùng nên kiểm tra xích định kỳ để bôi trơn kịp thời, bổ sung nhớt thường xuyên giúp xe chạy êm , mượt mà trên mọi cung đường.

Bước 7: Xem xét khả năng hoạt động của bộ ly hợp

Bộ ly hợp có tốt thì xe mới vận hành êm được do đó bạn đừng quên kiểm tra khả năng truyền động của bộ ly hợp khi bảo dưỡng xe máy nhé.

Bộ ly hợp có tốt thì xe mới vận hành êm được.

Bước 8: Kiểm tra hệ thống phanh xe

Sau một thời gian sử dụng xe máy thì bên trong đùm xe thường bị bám bụi bám dày, giảm hiệu quả khi phanh. Lúc này bạn nên kiểm tra, bổ sung mỡ bôi trơn và loại bỏ bụi bẩn để xe có thể hoạt động tốt.

Bước 9: Kiểm tra và vệ sinh bình xăng con

Loại bỏ những tạp chất đọng trong bình xăng con cũng là một trong những cách giúp xe máy cũ không bị hao xăng, giảm năng suất của xe. Bên cạnh đó, người dùng cũng cần kiểm tra và vệ sinh bình xăng lớn để tránh hiện tượng đọng nước trong bình xăng gây gỉ sét.

Đừng quên kiểm tra hệ thống lọc gió của xe nhằm đảm bảo khả năng cung cấp đủ không khí cho động cơ, giúp tiết kiệm nhiên liệu.

Kiểm tra hệ thống điện của xe máy.

Bước 10: Kiểm tra và chống sét ở niềng xe

Một số người dùng thường bỏ qua bước này khi bảo dưỡng xe máy. Tuy nhiên, thực tế thì công việc kiểm tra và chống sét ở niềng xe trước sau, sườn xe máy, tránh hiện tượng mục sườn lại là công đoạn rất quan trọng. Vì có thể tai nạn sẽ xảy ra nếu phần sườn hoặc niền xe bị mục không chịu nổi được được tác động mạnh hoặc không thể tải được hàng hóa,…

Tóm lại:

Để có thể thỏa sức du xuân trên chiếc xe máy cũ của mình chúng tôi khuyên bạn nên mang xe máy đi bảo dưỡng càng sớm càng tốt.

Nếu bạn còn chưa biết nên bảo dưỡng những bộ phận nào và quy trình bảo dưỡng xe gồm mấy bước thì hãy note lại 10 bước cần thiết trong quy trình bảo dưỡng xe máy đón Tết mà chúng tôi chia sẻ bên trên nhé. Chúc bạn có một mùa xuân thật bình an và hạnh phúc bên gia đình, người thân.

>>>> Xem thêm: Hé lộ lí do vì sao người Việt chuộng xe máy Honda