Mách bạn mẹo hay để tránh bị sai vặt nơi công sở

Mách bạn mẹo hay để tránh bị sai vặt nơi công sở

Bị sai vặt nơi công sở là tình trạng không quá hiếm gặp ở các công ty hiện nay. Theo đó, ai trong chúng ta cũng ít nhất một lần bị sai vặt tại cơ quan, không muốn nhưng vẫn phải làm vì sợ mất lòng đồng nghiệp, cấp trên. Vậy phải làm thế nào để có thể thoát khỏi tình trạng này mà không gây khó chịu trong nội bộ công ty? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể có được câu trả lời nhé.

Bình tĩnh nhìn nhận vấn đề

Có một điều chúng ta thường hay nhầm lẫn giữa nhờ giúp đỡ thông thường và sai vặt nơi công sở. Theo đó, không phải bất cứ khi nào đồng nghiệp, cấp trên nhờ bạn việc gì ngoài công việc cũng là sai vặt. 

Bị sai vặt nơi công sở, làm sao để thoát khỏi tình trạng này?

Bị sai vặt nơi công sở, làm sao để thoát khỏi tình trạng này?

Ví dụ như cùng việc in tài liệu. Khi bạn đang in, đồng nghiệp nhờ bạn tiện sau khi làm xong in giúp một vài văn bản thì cũng không thể coi là sai vặt. Tuy nhiên, khi bạn đang làm công việc của mình, thậm chí là rất bận nhưng đồng nghiệp lại muốn bạn in tài liệu thì đó chính xác là sai vặt. Tình huống khác, ví dụ như bạn đang đặt đồ ăn mà đồng nghiệp nhờ đặt giúp thì không phải sai vặt. Nhưng ngược lại, bạn không đặt, họ bảo bạn đặt hộ, mua hộ hoặc xuống mang lên tận nơi thì chắc chắn là sai vặt. 

Do vậy, bạn cần bình tĩnh nhìn nhận vấn đề trước khi đưa ra quyết định để tránh mất hòa khí cũng như tình cảm đồng nghiệp.

👉 Xem thêm: Chuyện ma cũ bắt nạt ma mới nơi công sở: Làm sao để tránh khỏi “bẫy”?

VIỆC LÀM CHUYÊN GIA TỔ CHỨC NHÂN SỰ

Không vội nói lời từ chối

Việc đồng nghiệp nhờ giúp đỡ khi không thể hoặc bạn đang rảnh rỗi là việc không quá đáng. Do vậy, bạn có thể vui vẻ giúp đỡ một chút nếu nằm trong khả năng của bản thân. Cùng với đó, giúp đỡ đồng nghiệp trong một vài trường hợp cũng để họ thấy rằng bản thân bạn không phải người quá khó khăn. Bạn sẵn sàng giúp đỡ bất kỳ ai khi có thể. Nhưng nói như vậy không có nghĩa bạn phải làm tất cả mọi việc bất kể thời gian gấp rút hay công việc bận rộn. Theo đó, có giúp đỡ cũng phải có nói từ chối để đồng nghiệp biết điểm dừng đồng thời hiểu lúc nào nên nhờ và lúc nào không.

Tự tạo ra các giới hạn

Nếu như bạn đang bị sai vặt nơi công sở, đã bình tĩnh xem xét, giúp đỡ đồng nghiệp và từ chối khi cần nhưng vẫn không hiệu quả tức là đã đến lúc bạn cần tạo ra các giới hạn cho mình. Giới hạn ở đây là những nguyên tắc ngầm bạn tự quy ước với bản thân là khi nào sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp và khi nào có thể từ chối ngay. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo một tình huống giả định dưới đây của chúng tôi.

Nhiều người vì hiền lành mà bị lợi dung, sai vặt nơi công sở

Nhiều người vì hiền lành mà bị lợi dung, sai vặt nơi công sở

Giả sử bạn ở trong tình huống có một cô đồng nghiệp trong cùng phòng rất thích uống trà sữa, ăn vặt vào giữa buổi chiều nhưng rất ngại xuống lấy đồ và luôn nhờ bạn bất kể bận bịu hay rảnh rỗi. Bạn đã giúp đỡ một vài lần, đã từ chối khi bận nhưng cô ấy không thay đổi và tiếp tục “sai vặt”. Rơi vào tình huống này, bạn có thể nói có công việc sếp đang giục rất gấp, đợi làm xong sẽ xuống lấy giúp. Nếu hiểu đồng nghiệp của bạn sẽ tự làm. Nếu cô ấy không hiểu và tiếp tục làm khó, bạn có thể đưa cô ấy vào chính tình huống của mình lúc này. Cụ thể, bạn có thể thử nói cô ấy soạn thảo nốt phần việc sếp đang giục của mình rồi bạn sẽ xuống lấy. Khi đó, đồng nghiệp của bạn sẽ hiểu lúc nào nên và không nên nhờ vả người khác. 

👉 Xem thêm: Thật thà nơi công sở: Đừng dại dột mà khiến bản thân thua thiệt!

Không cả nể, ngại ngần

Bạn có bao giờ thắc mắc trong công ty có rất nhiều người mới nhưng chỉ có bản thân là luôn bị sai vặt nơi công sở không. Trên thực tế, việc này có rất nhiều nguyên nhân khác nhau như tâm lý cả nể, sợ hãi, ngại ngần, lo lắng làm mất lòng,… Do vậy, trên thực tế, để tránh trở thành “chân sai vặt” cho cả phòng, bạn hãy gạt bớt nỗi sợ sang một bên. Cùng với đó, hãy từ chối khi không thể chứ không nên miễn cưỡng làm trong sự khó chịu. 

Để làm được điều này, bạn cần dám nói ra suy nghĩ của bản thân. Tuy nhiên, hãy lựa chọn cách nói thật khéo léo để họ hiểu. Bạn có thể đưa ra những câu từ chối khéo léo như: “Em đang bận quá ạ, anh chị không gấp thì đợi em nửa tiếng nữa em giúp”; “Chị ơi lần sau em tiện em hộ chị ạ, hôm nay em đang chậm Dealine” hay “Hình như hôm trước em mới lấy giúp anh xong đó, thôi hôm nay anh lấy, lần sau đến em, anh em mình xen kẽ theo ngày nhé”,…

Một điều quan trọng khi đưa ra lời từ chối là bạn phải cho họ thấy tính cấp thiết của công việc cũng như thứ tự được ưu tiên nơi công sở. Đó là phải công việc, là nhiệm vụ sếp giao chứ không phải những việc sai vặt không tên.

👉 Xem thêm: Cả nể nơi công sở: Căn bệnh khiến bạn khó phát triển trong sự nghiệp

Không cả nể, ngại ngần

Không cả nể, ngại ngần, hãy nói từ chối khi cần thiết

Hy vọng các thông chia sẻ trong bài viết có thể hữu ích và giúp bạn phần nào khi đối mặt với tình trạng bị sai vặt nơi công sở. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi RaoXYZ để không bỏ lỡ các mẹo hay nơi công sở tiếp theo nhé.