Lưu ý khi chọn thảo mộc cho người bệnh tiểu đường

Lưu ý khi chọn thảo mộc cho người bệnh tiểu đường

Dây thìa canh được biết đến với công dụng giúp hạ đường huyết, có lợi với người bệnh tiểu đường nhưng cần lưu ý chọn đúng loại mới có tác dụng.

Dây thìa canh là một thảo dược quý đã được người Ấn Độ sử dụng từ 2.000 năm trước để hỗ trợ người bệnh tiểu đường và y học hiện đại cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra công dụng của dây thìa canh. Theo Medical News Today, dưỡng chất trong dây thìa canh có thể giảm lượng đường trong máu, tăng chất chống oxy hóa, giảm căng thẳng, giảm mức cholesterol và chất béo trung tính, giảm trọng lượng cơ thể và ức chế sự tích tụ chất béo, tăng sản xuất insulin, giảm viêm. Người bệnh tiểu đường sử dụng lá xay hoặc chiết xuất từ lá đều có lợi.

Dây thìa canh chứa nhiều dưỡng chất có lợi với người bệnh tiểu đường. Ảnh: Diabetna

Dây thìa canh chứa nhiều dưỡng chất có lợi với người bệnh tiểu đường. Ảnh: Diabetna

Tuy nhiên, dây thìa canh phải chọn đúng loại mới phát huy tác dụng. Nhiều người có thể chọn nhầm loại cây có hình dáng giống dây thìa canh nhưng không có tác dụng hạ đường huyết; dây thìa canh còn tồn dư thuốc trừ sâu và thu hoạch phơi sấy không đảm bảo nên bị nấm mốc, gây ngộ độc; chưa chọn đúng bộ phận chứa nhiều hoạt chất để điều trị nên cho hiệu quả không cao...

Theo PGS.TS Trần Đình Ngạn, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Quân Y 103: "Người dùng cần phải chọn đúng dây thìa canh chuẩn hóa vì chỉ có có loại này mới đủ hàm lượng hoạt chất để mang đến hiệu quả hạ đường huyết, phòng ngừa biến chứng như mong muốn"

PGS.TS Trần Đình Ngạn, nguyên Phó giám đốc Viện Quân Y 103. Ảnh: Diabetna

PGS.TS Trần Đình Ngạn, nguyên Phó giám đốc Viện Quân Y 103. Ảnh: Diabetna

Dây thìa canh chuẩn hóa là loại cây được trồng trong khu dược liệu chọn lọc từ giống đạt chuẩn đến quy trình canh tác, thu hái, đảm bảo các tiêu chí: chất đất, khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển, có vùng đệm bao quanh và cách xa khu dân cư, khu công nghiệp để đảm bảo không bị tạp nhiễm chất độc. Nguồn giống cần được chọn lọc, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe từ chiều cao, số lá, độ rộng... của cây giống.

Để đảm bảo an toàn, loại cây này không được sử dụng phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu và thu hái đúng bộ phận vào đúng thời điểm cây đạt hoạt chất cao nhất. Nhờ vậy, dây thìa canh chuẩn hóa sẽ cho hàm lượng hoạt chất cao gấp khoảng 2,4 lần so với bình thường.

Vùng trồng dây thìa canh sạch chuẩn quốc tế GACP-WHO tại Hải Hậu, Nam Định. Ảnh: Diabetna

Vùng trồng dây thìa canh sạch chuẩn quốc tế GACP-WHO tại Hải Hậu, Nam Định. Ảnh: Diabetna

Bên cạnh việc sử dụng trực tiếp, một số sản phẩm hỗ trợ có chiết xuất từ dây thìa canh cũng mang đến hiệu quả tương tự. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả kiểm soát đường huyết như mong muốn, ngoài chất lượng nguồn giống, khi lựa chọn sản phẩm chiết xuất từ dây thìa canh, người dùng cũng nên lưu ý các tiêu chí: sản phẩm đã có có mặt nhiều năm trên thị trường, nguồn nguyên liệu đảm bảo và sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại...

Bên cạnh đó, theo PGS.TS Trần Đình Ngạn, sử dụng các sản phẩm bổ trợ kết hợp với thuốc Tây cùng chế độ dinh dưỡng, luyện tập một cách hợp lý, kiên trì có thể hỗ trợ giảm chỉ số đường huyết ở người bệnh tiểu đường và phòng tránh một số biến chứng nguy hiểm.

Tuệ Linh